TTCT - Cuộc gặp Vladimir Putin - Kim Jong Un mới đây được đồn đoán là để mua sắm vũ khí. Tất nhiên cũng có thể, nhưng cơ bản hơn, hai nước đang đối đầu áp lực cấm vận nặng nề, nên họ bắt tay nhau cũng là dễ hiểu. Đáng nói hơn, cuộc gặp diễn ra chỉ một tuần trước khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhóm họp. Từ thứ ba 19-9, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tập trung tại New York để khai mạc phiên họp thứ 78 của Đại hội đồng (UNGA 78) với chủ đề "Xây dựng lại niềm tin và khơi dậy tinh thần đoàn kết toàn cầu". Hai ông Putin và Kim cũng cho thấy tình đoàn kết của họ trong giai đoạn khó khăn.Khó khăn đáng kể, nhu cầu bao la!Sáng thứ hai, 1 rúp "ăn" hơn 0,01 USD, còn tiền won Triều Tiên là hơn 0,001 USD. Trên biểu đồ rúp đổi USD một năm, đồng rúp tuột -37,5%. Để hình dung mức độ giảm này, có thể nhìn lại tỉ lệ sụt giá 10 năm qua của chính nó: -67,1%. (Để so sánh, VND sụt chỉ -2,37% trong năm qua). Cảm nhận rõ ràng nhất là người Việt lao động tại Nga: "Nếu năm ngoái, một người lao động nhập cư có thể kiếm được trung bình 550 đô la mỗi tháng, thì bây giờ con số này chỉ còn khoảng 350 đô la" (Soha 15-8). Người dân Nga chắc cũng khó khăn không kém.Ông Kim Jong Un thăm Nga bằng xe lửa. Ảnh: Yonhap NewsHồi giữa năm, Reuters công bố một bài phân tích những tốn kém của cuộc chiến tranh ở Ukraine. Tất nhiên, khoản chi tiêu này là bí mật quốc gia của Nga, song một tài liệu của chính phủ mà Reuters có được cho thấy Nga đã tăng gấp đôi mục chi tiêu quốc phòng năm 2023, lên hơn 100 tỉ USD, bằng 1/3 tổng chi tiêu công. Điều này gây căng thẳng hơn với tài chính quốc gia trong bối cảnh Matxcơva đang phải đối phó các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất từ trước đến nay của phương Tây.Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng 1,5% trong năm nay, sau khi đã giảm 2,1% năm 2022. IMF cho biết: "Trong trung hạn, nền kinh tế Nga sẽ gặp khó khăn do các công ty đa quốc gia rời đi, mất nguồn nhân lực, mất kết nối với thị trường tài chính toàn cầu và giảm đệm chính sách. Do đó, chúng tôi ước tính trong trung hạn sản lượng ở Nga sẽ thấp hơn 7% so với dự báo trước chiến tranh" (Reuters 5-6).Còn ở Triều Tiên, trên website của Chương trình Lương thực thế giới (WFP) thông báo: "Mỗi tháng WFP cung cấp thực phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho khoảng 1 triệu phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú và trẻ em, giúp giảm tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính và mãn tính". Còn nhớ những năm 1980, WFP cũng có chương trình như vậy ở Việt Nam, gọi theo tiếng Pháp là chương trình PAM.Theo WFP, ở Triều Tiên (dân số 25,9 triệu người) có 10,7 triệu người đang thiếu dinh dưỡng. Do hợp tác của WFP với Triều Tiên là chính thức, có thể tin được ít nhiều giải thích của tổ chức này: "Nông nghiệp hằng năm không đáp ứng được nhu cầu lương thực do thiếu đất canh tác, không được tiếp cận với thiết bị và phân bón nông nghiệp hiện đại cũng như thiên tai tái diễn..., hạn hán, lũ lụt, bão và các đợt nắng nóng gây xói mòn, lở đất và thiệt hại cho cây trồng và cơ sở hạ tầng. Ngay cả những thiên tai nhỏ cũng có thể làm giảm đáng kể sản lượng và nguồn cung lương thực, gây căng thẳng cho năng lực ứng phó vốn đã hạn chế".Trong bối cảnh đó, Quốc hội Triều Tiên dành 15,9% ngân sách quốc gia năm nay cho chi tiêu quốc phòng, tỉ lệ tương tự năm ngoái, để hỗ trợ các nỗ lực "tăng cường hơn nữa khả năng răn đe chiến tranh cả về chất lượng và số lượng" và "bảo vệ phẩm giá và an ninh của đất nước và người dân". Nhưng cũng cần ghi nhận là "45% ngân sách năm nay sẽ được chi cho các nỗ lực phát triển nền kinh tế và cải thiện mức sống của người dân" (đều theo KCNA 19-1). Trước mối đe dọa chiến tranh, Triều Tiên đã phóng đi hơn 70 tên lửa vào năm rồi, gồm nhiều vụ thử tên lửa liên lục địa, và cả một số thử nghiệm mô phỏng các cuộc đấu tên lửa với Hàn Quốc và Mỹ.Trang Defense News dẫn báo cáo "Chi tiêu quân sự và chuyển giao vũ khí thế giới" năm 2021 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Triều Tiên có thể chi khoảng 4 tỉ USD cho quốc phòng vào năm 2019, chiếm 26% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỉ lệ cao nhất trong 170 quốc gia được xem xét. Năm ngoái, ông Kim xuất hiện tại Quốc hội vào tháng 9 và tuyên bố Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân, mà ông coi là sự bảo đảm mạnh mẽ nhất cho sự sống còn của quốc gia. Quốc hội Triều Tiên cũng đã thông qua đạo luật cho phép tấn công hạt nhân phủ đầu trong nhiều tình huống mà họ cho là đất nước bị đe dọa.Đồng chí tương phùng, đồng tâm lên tiếngTrong bối cảnh như vậy, hai nhà lãnh đạo Nga và Triều Tiên đã gặp nhau tại một địa điểm không thể lý tưởng hơn: sân bay vũ trụ Vostochny trong khung cảnh "sao Hỏa" thoát ly với chiến tranh hay khó khăn hiện tại.Tờ Pyongyang Times 14-9 của Bình Nhưỡng nhấn mạnh cuộc gặp này, qua ba tầng ý kiến: (1) "Mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa CHDCND Triều Tiên và Liên bang Nga, được củng cố qua những thử thách của lịch sử thế hệ này qua thế hệ khác và thế kỷ này qua thế kỷ khác". (2) Mối quan hệ giữa hai nước "đang phát triển hơn nữa thành mối quan hệ đồng chí bất khả chiến bại và quan hệ chiến lược lâu dài". Và (3) "trong bối cảnh tình hữu nghị và hợp tác sâu sắc, tình bằng hữu đặc biệt giữa các đồng chí Kim Jong Un và Putin". Bài báo cũng gọi đây là "cột mốc mới cho sự phát triển quan hệ Triều Tiên - Nga".Không tham gia cuộc gặp, song báo Trung Quốc China Daily ngay trong ngày 13-9 đã đăng bài xã luận lên án Mỹ vu oan giá họa mối quan hệ Nga - Triều: "Vài ngày trước khi các nhà lãnh đạo Nga và CHCDNC Triều Tiên gặp nhau tại địa điểm phóng tàu vũ trụ Vostochny ở vùng Viễn Đông Nga hôm thứ tư, Washington đã bắt đầu thổi phồng cuộc gặp như một điểm hẹn nguy hiểm đổi lương thực lấy vũ khí".China Daily tố cáo: "Hoa Kỳ đã đi quá xa khi đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm như vậy về một điều không phải việc của họ. Các chính trị gia ở Washington nên được nhắc nhở rằng các biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ với hai nước không phải là lời biện minh cho sự can thiệp của nước này vào mối quan hệ giữa họ". "Trừng phạt đơn phương" sẽ là một chủ đề chính mà Trung Quốc đưa ra tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, bên cạnh chủ đề cuộc chiến tranh ở Ukraine.Bắc Kinh cũng cho rằng Mỹ đang thủ lợi chiến lược từ cuộc chiến tranh ở châu Âu: "Với chưa đến 5% chi tiêu an ninh kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu - phần lớn trong số đó quay trở lại túi các tổ hợp công nghiệp quân sự Hoa Kỳ - Mỹ đã làm suy yếu Nga một cách hiệu quả, tăng cường quyền kiểm soát của nước này với châu Âu và tận dụng chính sách "ngoại giao dựa trên các giá trị" để củng cố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhắm vào Trung Quốc".Xem ra, tình hình Nga - Triều không chỉ liên quan tới hai nước này mà thôi.■ Tags: Kim Jong UnĐại hội đồng Liên Hiệp QuốcMua sắm vũ khíĐịa chính trịKinh tế NgaLiên bang NgaCHDCND Triều TiênLiên hiệp quốcViễn Đông NgaQuan hệ hữu nghịTình hữu nghị
Phó bí thư thường trực Nguyễn Thanh Nghị: Sẽ chung sức để TP.HCM ngày càng phát triển TIẾN LONG 25/01/2025 Ngay sau khi được trao quyết định, tân Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thanh Nghị phát biểu nhận nhiệm vụ.
Ông Nguyễn Thanh Nghị làm Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM VIỄN SỰ 25/01/2025 Ông Nguyễn Thanh Nghị - ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng - làm Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM.
Ông Vũ Hồng Văn làm Bí thư Đồng Nai HÀ MI 25/01/2025 Ông Vũ Hồng Văn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai.
Ngoại trưởng Mỹ: Quan hệ Việt - Mỹ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế DUY LINH 25/01/2025 Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định như vậy trong cuộc điện đàm đầu tiên với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tối 24-1.