Song cũng có bạn đọc e ngại rằng việc quản lý này chẳng khác nào “vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”.
Quản hay không quản nhạc “té ghế”? Nếu quản thì quản thế nào? Xin mời bạn đọc tiếp tục bày tỏ ý kiến.
Phóng to |
Sao không xiết chặt?
Tôi chỉ muốn hỏi những ngôi sao “té ghế” một câu: hãy cho tôi biết bạn thích làm ra những clip nhạc theo phong cách nào? Vì từ đó, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là ai.
Việc quản lý văn hóa nói chung và quản lý mảng ca nhạc nói riêng tại VN chúng ta hình như đang làm lơ vì... quản không nổi thì phải (hay là không muốn quản nhỉ?). Chứ ở Hàn Quốc đã từng có tình trạng clip của Bi Rain vì có một cảnh quay đi bộ dưới lòng đường (tức là vi phạm pháp luật) đã dẫn đến việc bị cấm phát sóng. Kết quả là Bi Rain phải cắt toàn bộ phân cảnh đó để tiếp tục được phát sóng trên truyền hình.
Không ít những sao bự khác cũng từng bị như vậy, bỗng dưng các sao có trách nhiệm hơn cũng như suy nghĩ kỹ hơn trước khi thực hiện bất kỳ nội dung cảnh quay nào.
Tại sao chúng ta lại không làm được điều này để nghệ sĩ không chỉ sống và làm việc theo pháp luật mà làm clip cũng phải theo "pháp luật" về nội dung, về hình thức để khi ra mắt sản phẩm thì không bị ném đá tứ tung như thế này
Cấm tuyệt đối
Cần cấm tuyệt đối những thứ âm nhạc rẻ tiền như thế này. Âm nhạc là nghệ thuật, ảnh hưởng đến công chúng rất lớn. Thử hỏi tuổi trẻ bây giờ cứ nghe những thứ không ra gì đó thì những thế hệ sau này sẽ ra sao? Đề nghị Bộ Văn hóa thông tin phải chấn chỉnh lại loại âm nhạc này, không để tràn lan ra đường vậy được. Thật không giống ai!
“Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”
Rất nhiều người nói phải quản lý nhạc để bảo vệ người nghe khỏi “nhạc té ghế”, song tôi nghĩ điều này nói dễ bao nhiêu thì khó làm bấy nhiêu. Bởi trong thực tế, nhiều sản phẩm âm nhạc “té ghế” chỉ “phát hành online”. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ website âm nhạc, diễn đàn, blog… nào. Vậy hóa ra chuyện quản nhạc “té ghế” chẳng khác nào “vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”?
Thế nên, tôi nghĩ điều quan trọng không phải “mất bò mới lo làm chuồng” mà là phải giải quyết vấn đề từ gốc, tức là phải quản lý tốt đội ngũ nhạc sĩ, sản xuất sản phẩm âm nhạc, các ca sĩ… Khi một đội ngũ làm âm nhạc không hề “té ghế” thì sẽ hạn chế sản phẩm âm nhạc “té ghế”.
Phóng to |
Quản chặt thì không thể “té ghế”
Trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về người có trách nhiệm quản lý hoạt động âm nhạc. Nếu quản lý chặt thì đâu có chuyện “té ghế”. Trách nhiệm thứ hai thuộc về những nhạc sĩ, ca sĩ có liên quan tới những ca khúc “bất hủ” này. Nếu họ sống và làm việc có trách nhiệm với bản thân, với xã hội hay nhỏ hơn là với khán giả thì làm sao có chuyện nay? Danh từ “nhạc sĩ” có thực sự dễ dãi cho những ai chỉ cần viết cái gì đó cho dù là vô nghĩa mà người khác có thể nghêu ngao, có thể rên rỉ là được gọi là nhạc sĩ?
Người nào có thể lên sân khấu rên rỉ, la hét mà không biết mình đang làm gì, làm việc mà không biết suy nghĩ thì có nên gọi là ca sĩ?! Trách nhiệm thứ ba thuộc về người nghe, các cơ quan truyền thông giải trí. Nếu họ không chấp nhận, không đồng tình thì lấy đâu ra chuyện "té ghế" như vậy?
Một số đài truyền hình vẫn phát những ca khúc nhảm nhí, rồi phỏng vấn này nọ một số những ca sĩ, nhạc sĩ thậm chí là vô danh, không có đóng góp gì cho xã hội. Tại sao? Chẳng phải là đồng tiền thu được từ việc lăng xê đó không? Họ không tự đặt ra một chuẩn mực nào cho những sản phẩm mà họ phát sóng, chỉ cần có tiền là được?
Chặt ngay từ khâu phát hành
Theo tôi, để giải quyết vấn nạn nhạc nhảm, nhạc chế, nhạc "té ghế" hay nói chung là thảm họa Vpop, chúng ta cần giải quyết gốc rễ của vấn nạn này ngay từ khâu cho phép phát hành.
Thậm chí, phải có biện pháp mạnh mang tính chế tài như xử phạt hành vi phát hành trái phép (nếu tự ý tung clip lên các phương tiện truyền thông mạng) gây phản cảm và hiệu ứng xấu cho xã hội, nghiêm cấm biểu diễn và kèm theo việc phạt tiền, rút giấy phép các nhà tổ chức (như truyền hình, phát thanh, các tụ điểm biểu diễn...) nếu có hành vi tiếp tay tạo đất sống cho các bản nhạc chế, nhạc nhảm, nhạc "té ghế" trong các chương trình phát sóng, phát thanh hay chương trình biểu diễn.
Kiểm duyệt hay giám sát?
Tôi thấy điều đầu tiên cần làm rõ là thẩm tra trình độ văn hóa và tư cách đạo đức của những người làm công tác kiểm duyệt các ca khúc này trước khi đưa nó ra công chúng. Muốn làm tốt điều này thì cũng cần đưa ra một quy trình, tiêu chuẩn nhất định để có căn cứ thi hành.
Đã có ý kiến cho rằng tự thân người dùng sẽ sàng lọc và những loại âm nhạc này sẽ tự bị tiêu diệt nhưng xem ra không hẳn là đúng vì hiện nay nó đang sinh sôi nhanh hơn bao giờ hết. Và nếu loại nhạc này bị diệt thì trước đó cũng đã ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên rồi. Chúng ta cần có những biện pháp tích cực và chủ động hơn.
Ca khúc nghe muốn "té ghế", thảm họa của VPop? Theo bạn, đó có phải là những ca khúc thực sự nghe muốn "té ghế" không? Còn những ca khúc nào trên thị trường đang làm bạn... choáng váng nữa? Vì sao có hiện tượng "nở rộ" này? Vì trình độ của người sáng tác, "khát vọng" đánh bóng tên tuổi của một số cá nhân, hay vì đó là phản ánh chân thực của đời sống và nhu cầu có thực của người nghe? Người nghe nhạc và cơ quan quản lý văn hóa có trách nhiệm gì không? Theo bạn, đó là một hiện tượng hoàn toàn bình thường hay bất thường của VPop? Bạn dự đoán âm nhạc Việt Nam sẽ đi theo hướng nào nếu hiện tượng này tiếp tục "trăm hoa đua nở"? Mời bạn đọc tham gia ý kiến về hiện tượng mà nhiều bạn đọc cho là "Thảm họa của VPop". Xem thêm: Nghe bằng tai của người có họcTại sao nở rộ ca khúc nghe muốn “té ghế”?Nhạc "té ghế" - Chúng tôi còn gọi là "nhạc... ngu"Bài hát của Michael Jackson nghe muốn "té ghế" thì sao?Liệu nhạc "té ghế" có tự sinh, tự diệt?Sung sướng vì gây ra "thảm họa VPop"?Nhạc "té ghế": cha chung không ai khóc?Báo chí dung dưỡng nhạc "té ghế"? |
Theo bạn, các ca khúc "té ghế" nở rộ vì đâu:
Năng lực sáng tác của nhạc sĩ hạn chế Các ca sĩ, nhạc sĩ muốn gây sốc để nổi tiếng Đáp ứng thị hiếu một bộ phận thính giả nào đó Quản lý hoạt động âm nhạc chưa chặt chẽ Ý kiến khác
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận