06/03/2018 16:11 GMT+7

Quan điểm kinh tế của ông Trump 'gần giống thời Trung cổ'

TRẦN NGỌC LONG
TRẦN NGỌC LONG

TTO - Đó là nhân định của ông Pascal Lamy - cựu Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhân quyết định tăng thuế thép nhập khẩu thép và nhôm của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Quan điểm kinh tế của ông Trump gần giống thời Trung cổ - Ảnh 1.

Thép Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ cũng sẽ chịu chung số phận với thép của Liên minh châu Âu (EU). Trong ảnh là nhà máy sản xuất thép ở thành phố Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh) - Ảnh: IMAGINECHINA

Trả lời phỏng vấn báo Pháp Journal du Dimanche ngày 4-3, Cựu Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy (2005-2013) giải thích cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Trump nhăm nhe khởi động đối với thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ sẽ dẫn tới hậu quả là chi phí sản xuất của các công ty Mỹ sẽ tăng lên, chưa kể  Mỹ còn phải đối phó với các biện pháp trả đũa kinh tế của Liên minh châu Âu (EU).

Nếu EU còn muốn tăng thuế và lập hàng rào vốn đã nhiều rồi đối với các công ty Mỹ làm ăn ở đó, đơn giản chúng ta sẽ áp thuế đối với xe ô tô của họ đang tự do nhập khẩu vào Mỹ. Họ đã khiến chuyện bán xe ô tô Mỹ (và nhiều thứ khác) không thể thực hiện ở đó".

Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter tối 3-3

* Thực sự Tổng thống Trump có muốn đánh thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm?

- Pascal Lamy: Ông Trump đã yêu cầu chuyện đó từ nhiều tháng nay rồi. Sáng nào bước vào văn phòng ông ấy cũng cầm theo danh mục thuế mà ông ấy đã cam kết trong lúc tranh cử. Đây là một trong những nỗi ám ảnh của ông ấy.

Ông ấy có quan điểm kinh tế gần giống thời Trung cổ. Đối với ông ấy, thương mại phải trên tư duy thắng-thua (win-lose). Ông ấy từng nói rõ điều đó với bà Angela Merkel: "Thưa bà thủ tướng, tôi có một vấn đề. Tôi nhìn thấy đầy xe Mercedes ở New York nhưng không thấy xe Chevrolet ở Berlin".

Vậy thì đúng như thế, ông ấy sắp thực hiện lời đe dọa nhưng chắc chắn biện pháp này sẽ kéo dài không lâu.

Trung Quốc không muốn xảy ra cuộc chiến thương mại với Mỹ, nhưng nếu Mỹ thực hiện các biện pháp làm phương hại lợi ích Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không khoanh tay và sẽ tiến hành các biện pháp đáp trả"

Ông Trương Nghiệp Toại - người phát ngôn Đại hội Đại biểu nhân dân Trung Quốc tuyên bố ngày 4-3

Quan điểm kinh tế của ông Trump gần giống thời Trung cổ - Ảnh 4.

Nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu, thép của Đức sẽ bị ảnh hưởng. Trong ảnh là các toa tàu chở thép sản xuất tại Duisburg - Ảnh: AP

* Ông Trump muốn nhắm đến ai, Trung Quốc hay mọi nước xuất khẩu?

- Vẫn chưa rõ ràng. Chắc chắn ông Trump viện dẫn đến vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia. Ông ấy có thể miễn thuế nhập khẩu đối với các nước thành viên NATO với lý do họ là đồng minh của Mỹ và đánh thuế đối với các nước khác, trong đó có Trung Quốc.

* Tại sao biện pháp này chỉ có thể thực hiện trong thời gian ngắn?

- Bởi đánh thuế nhập khẩu 25% đối với thép và 10% đối với nhôm sẽ đẩy giá tăng lên, các nhà công nghiệp Mỹ sẽ phải mua với giá cao hơn. Khi áp thuế như thế, toàn bộ chuỗi giá trị sẽ bị thiệt hại, nhất là đối với ôtô. Năm 2002, Tổng thống Georges W. Bush đã từng quyết định áp thuế với thép nhưng cuối cùng phải rút lại quyết định.

Châu Âu phải tự vệ và châu Âu sẽ tự vệ.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker


Trung Quốc cảnh báo Mỹ đừng gây "Chiến tranh thương mại" Trung Quốc: Chúng tôi không muốn chiến tranh thương mại với Mỹ Nga tuyên bố: "Đây là chiến tranh thương mại toàn diện"

* Quyết định của ông Trump có thể dẫn đến cuộc chiến thương mại với EU không?

- Chưa có cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với EU đâu nhưng nếu quyết định ấy khiến thép và nhôm xuất khẩu của Trung Quốc hay Brazil ảnh hưởng đến kinh tế EU, EU có thể áp dụng các biện pháp trả đũa với hàng xuất khẩu Mỹ.

EU đã dự kiến vấn đề trả đũa từ nửa tháng nay. Trong danh mục hàng xuất khẩu đến từ Mỹ có các mặt hàng mà Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker đã nói đến như mô tô Harley-Davidson, quần jean Levi's và rượu mạnh bourbon. Có thể thêm vào đó các nhãn hiệu nước cam ép Florida. 

Quan điểm kinh tế của ông Trump gần giống thời Trung cổ - Ảnh 7.

Biếm họa của Marian Kamensky (Áo) mô tả mong muốn áp thuế trừng phạt với thép và nhôm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump.

* Cuộc chiến thương mại của ông Trump không nhắm đến mục tiêu chính là thâm hụt xuất khẩu của Mỹ thì phải?

- Thâm hụt xuất khẩu của Mỹ chỉ liên quan đến Trung Quốc. 350 tỉ USD. Đây là vấn đề cấu trúc của Washington. 30 năm qua Mỹ luôn chịu thâm hụt thương mại dai dẳng với châu Á. Ban đầu là thâm hụt thương mại với Nhật và Hàn Quốc, bây giờ thì với Trung Quốc.

Chúng ta đừng quên Trung Quốc xuất khẩu các mặt hàng mà họ thường lắp ráp từ linh kiện Mỹ. Trung Quốc đã hòa nhập vào chuỗi giá trị Mỹ. Điện thoại iPhone sản xuất ở Thành Đô (Trung Quốc) mang lại năm lần giá trị cho Mỹ hơn cho địa phương sản xuất trực tiếp.

Vấn đề cán cân thương mại của Mỹ mang tính chất vĩ mô. Người Mỹ tiêu dùng nhiều, tiết kiệm ít. Để giải quyết vấn đề này, chỉ áp dụng một vũ khí duy nhất là thương mại thì không khả thi. Còn lập luận chống thất nghiệp chỉ là lừa dối. Mỹ đang tạo việc làm tốt.

Ông Trump viết trên Twitter tuyên bố cuộc chiến thương mại "là điều tốt và dễ dàng", sau đó các chỉ số thị trường chứng khoán, đặc biệt ở châu Á và châu Âu, đều đỏ rực… Ông ấy không hiểu Mỹ đang hưởng ưu thế đồng USD giúp Mỹ bù đắp thâm thụt thương mại dễ dàng.

Úc lo lắng về chiến tranh thương mại

Ngày 4-3, Bộ trưởng Thương mại Úc Steve Ciobo đã cảnh báo cuộc chiến thương mại có nguy cơ xảy ra sẽ chỉ làm kinh tế thế giới chậm lại. Ông nói: "Điều tôi quan tâm, nếu chúng ta cứ tiếp tục leo thang lập luận như thế, và cuối cùng các nền kinh tế sẽ áp thuế đối với hàng xuất khẩu và nhập khẩu, tăng trưởng rồi sẽ phát triển chậm lại mà thôi".

Hôm 3-3, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đánh giá việc Mỹ cấm thép nhập khẩu của các nước với lý do "bảo vệ an ninh quốc gia" là điều vô lý.

TRẦN NGỌC LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên