TTCT - Các cuộc tranh luận trên diễn đàn của Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) tiếp tục dành thời lượng khá đáng kể cho vấn đề tranh chấp trên khu vực biển Đông hiện nay. Bộ Atlas thế giới xuất bản năm 1827 - Ảnh do Bộ TT&TT cung cấpSau bài viết của giáo sư Li Dexia (The school of Southeast Asian Studies - Đại học Hạ Môn, Trung Quốc), một nhà nghiên cứu khác, giáo sư Bill Hayton (*) đã có bài phân tích phản biện với nhiều thông tin và lập luận đáng chú ý.Những người ủng hộ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đối với các đảo của biển Đông thường xuyên nêu ra những dẫn chứng lịch sử mơ hồ để hậu thuẫn cho lập luận của họ. Để được đánh giá thỏa đáng, các dẫn chứng chính xác cần được đưa ra tường minh và đánh giá trung thực.Bài bình luận của giáo sư Li Dexia (Lý Đức Hà) về quần đảo Hoàng Sa là một tóm tắt có ích về các lập luận đưa ra để hậu thuẫn “yêu sách lịch sử” của Trung Quốc đối với các đảo. Tác giả bài viết (Bill Hayton) biết rõ những lập luận này: bài viết năm 2003 của giáo sư Hà, “Đường chấm chấm trên bản đồ biển Đông của Trung Quốc” (The dotted line on the Chinese map of the South China Sea)” là một trong những bài viết đầu tiên bằng tiếng Anh bàn luận về quan điểm của Trung Quốc.Tuy nhiên, bài bình luận của giáo sư Hà trên RSIS có tựa là “Quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa): Tại sao chủ quyền của Trung Quốc là không thể tranh cãi“ đề ngày 20-6-2014 lại thiếu vắng những chứng cứ có thể kiểm chứng được...Không có bằng chứng thuyết phụcGiáo sư Hà cho chúng ta biết: “Dựa trên nhiều tài liệu lịch sử Trung Quốc, ít nhất là từ thời Bắc Tống (960-1127 AD), Trung Quốc đã thực thi có hiệu quả chủ quyền và quyền tài phán trên hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa)”.Những người ủng hộ yêu sách lịch sử của Trung Quốc ở biển Đông đôi khi nêu dẫn chứng từ các tài liệu xưa có đề cập đến “biển” hoặc “các đảo”. Theo hiểu biết của tôi, không một dẫn chứng nào trong số đó có thể được nhận ra là khớp với bất kỳ đảo cụ thể nào. Đơn giản là không có cách nào để nói liệu các đảo được đề cập đến có thuộc về quần đảo Hoàng Sa hoặc thuộc về quần đảo Trường Sa hay chỉ là một trong hàng trăm đảo nằm cách bờ biển Trung Quốc trong vòng một vài hải lý.Liệu tác giả có thể đưa ra các dẫn chứng cụ thể từ các câu chữ chính xác trong các tài liệu lịch sử hay không? Có tài liệu nào trong đó xác định quần đảo “Tây Sa” và “Nam Sa” theo tên hay không? Dựa trên nghiên cứu của riêng tôi, tôi không tin rằng có bất kỳ tài liệu chính thức của Trung Quốc phát hành trước năm 1909 sử dụng những từ ngữ này.Thực tế, tôi không thấy có bằng chứng thuyết phục nào chứng minh Trung Quốc có bất kỳ quan tâm chính thức nào tới quần đảo Hoàng Sa trước năm 1909. Như nhà nghiên cứu Pháp Francois-Xavier Bonnet đã chứng minh, bản đồ tỉnh Quảng Đông xuất bản vào năm 1897 không vượt quá phía nam đảo Hải Nam.Tình hình này thay đổi vào năm 1909 vì chủ nghĩa dân tộc dấy lên ở Trung Quốc bị kích động, đặc biệt do việc phát hiện có một doanh nhân Nhật Bản đang khai thác phân chim ở đảo Pratas - nằm giữa Hong Kong và Đài Loan.Giai đoạn quan trọng trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa bị bỏ quaSau phát hiện đó, tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuấn tổ chức một nhóm người đi đến quần đảo Hoàng Sa. Theo chủ công ty tàu hàng trong khu vực là người Pháp tên P.A. Lapicque (ghi lại trong một cuốn sách xuất bản 20 năm sau), phái đoàn của quan tổng đốc được hai người Đức của Xí nghiệp Carlowitz và công ty dẫn đường.Có vẻ là không có hoa tiêu địa phương nào làm được nhiệm vụ đó. Nhóm đã phải bỏ neo ngoài bờ biển đảo Hải Nam nằm chờ thời tiết tốt và sau đó đi đến quần đảo Hoàng Sa vào ngày 6-6 rồi trở về Quảng Châu vào ngày hôm sau. Bây giờ chuyến đi này là cơ sở cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.Lapicque ghi nhận với sự ngờ vực là làm sao mà chuyến đi ngắn ngủi này lại có thể làm ra được 15 bản đồ chi tiết của quần đảo Hoàng Sa. Có vẻ có nhiều khả năng là chính quyền Quảng Đông chỉ đơn giản là sao chép các bản đồ quần đảo này của người châu Âu lúc đó và đặt tên Trung Quốc cho các thể địa lý ở đó.Dường như cái tên “Tây Sa” có nguồn gốc từ đây ra: có thể là từ dịch của tên tiếng Anh của đảo West Sand (đảo Cát Tây - tức là Tây Sa theo tiếng Trung - ND), một đảo trong quần đảo Hoàng Sa.Tiến gần hơn đến ngày nay, giáo sư Lý Đức Hà không chính xác khi khẳng định rằng: “Tuy nhiên, sau khi Nhật đầu hàng vào năm 1945, quần đảo này được trả lại cho Trung Quốc theo Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam”. Cả hai tuyên bố này đều không đề cập quần đảo Trường Sa hoặc quần đảo Hoàng Sa. Điều này là do Pháp vận động hành lang để cho hai quần đảo này được công nhận là lãnh thổ Pháp nên các đồng minh đã không đưa ra cam kết nào về chủ quyền tương lai của chúng.Giáo sư Hà cũng bỏ qua một giai đoạn quan trọng trong lịch sử của quần đảo Hoàng Sa. Như chuyên gia Na Uy Stein Tonnesson, đã chứng minh một cách khẳng định, lực lượng vũ trang của cả Trung Hoa Quốc Dân Đảng lẫn của Pháp chiếm đóng các đảo khác nhau trong quần đảo Hoàng Sa sau Chiến tranh Thế giới thứ hai...Lực lượng vũ trang của Pháp và sau đó của Việt Nam vẫn kiểm soát đảo Hoàng Sa từ thời điểm đó cho đến khi họ bị đẩy bật ra bởi cuộc xâm lược của Trung Quốc vào tháng 1-1974...Việt Nam Nêu rõ lập trườngNgày 3-7, đại sứ Lê Hoài Trung, trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, tiếp tục gửi thư (lần thứ tư) lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đề nghị lưu hành như những tài liệu chính thức của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 68 hai văn bản nêu rõ lập trường Việt Nam về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.Các tài liệu khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, bác bỏ các yêu sách không có cơ sở pháp lý và lịch sử của Trung Quốc về chủ quyền đối với quần đảo này. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng SaVăn bản thứ nhất thể hiện Việt Nam phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, kiên quyết bác bỏ toàn bộ, cả trên thực tế cũng như pháp lý các luận cứ mà Trung Quốc nêu trong các văn bản kèm theo các thư ngày 22-5 và ngày 9-6 của đại biện phái đoàn đại diện thường trực nước CHND Trung Hoa gửi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.Việt Nam cho rằng Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng ở biển Đông bằng các hành động vi phạm luật pháp quốc tế do hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam mà tại đó Việt Nam được hưởng các quyền của một quốc gia ven biển theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.Ngoài ra, để bảo vệ hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan trên, Trung Quốc đã đưa hơn 100 tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự vào vùng biển Việt Nam. Các tàu hải cảnh của Trung Quốc chủ động liên tục đâm húc, bắn vòi rồng vào các tàu thực thi pháp luật Việt Nam, thậm chí còn đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam. Văn bản này cho biết tất cả nỗ lực và thiện chí của Việt Nam để giải quyết tình hình căng thẳng thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình khác đã liên tục bị Trung Quốc khước từ.Văn bản thứ hai đề cập chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, hoàn toàn bác bỏ cả trên thực tế cũng như pháp lý, yêu sách không có cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa) nêu trong văn bản của đại biện phái đoàn đại diện thường trực nước CHND Trung Hoa gửi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ngày 22-5 và 9-6.Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ rõ các tư liệu lịch sử không thống nhất với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, khẳng định những tài liệu Trung Quốc dẫn chiếu nhằm chứng minh cho cái gọi là “chủ quyền” của họ đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác và được Trung Quốc diễn giải một cách tùy tiện.Các tài liệu này không chứng tỏ rằng Trung Quốc đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa khi quần đảo còn là lãnh thổ vô chủ. Ngược lại, các ghi chép lịch sử cho thấy chủ quyền của Trung Quốc chưa bao giờ có quần đảo Hoàng Sa. Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp công khai các tài liệu lịch sử xác thực cho thấy Việt Nam thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa từ khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ.Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi bất hợp pháp và không thể là cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền. Vì vậy, chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vẫn được duy trì và không bị thay thế bởi sự chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc.Bị vong lục ngày 12-5-1988 của Trung Quốc (một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc) cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.Văn bản thứ hai khẳng định Việt Nam chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, vạch rõ việc Trung Quốc đã cố tình xuyên tạc lịch sử và diễn giải sai lịch sử khi viện dẫn công thư của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 và một số tài liệu, ấn phẩm được xuất bản ở Việt Nam trước năm 1975 để củng cố yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.Công thư của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không nhắc gì đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng sự thật lịch sử đó và nghiêm túc đàm phán với Việt Nam về vấn đề quần đảo Hoàng Sa.(*): Bill Hayton là tác giả cuốn sách "Biển Đông: cuộc đấu tranh giành quyền lực ở châu Á" sẽ được Nhà xuất bản Đại học Yale xuất bản tháng 9-2014.Việt Nam cũng đưa ra các bằng chứng cho thấy quần đảo Hoàng Sa không được giao cho Trung Quốc tại các hội nghị quốc tế trước và sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai như: Hội nghị Cairo (tháng 11-1943), Hội nghị Potsdam (tháng 7-1945), Hội nghị hòa bình San Francisco (tháng 8-1951), Hội nghị Geneva (1954).Văn bản này nêu rõ Trung Quốc đã sử dụng vũ lực hai lần xâm chiếm trái phép Hoàng Sa (năm 1956, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đã xâm chiếm nhóm đảo phía đông của Hoàng Sa và bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa phản đối mạnh mẽ; năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh ở Việt Nam, Trung Quốc đã tấn công và chiếm quyền kiểm soát Hoàng Sa từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa và là lần đầu tiên Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực toàn bộ quần đảo này). Tags: Biển ĐôngQuần đảo Hoàng SaBill HaytonChủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng SaBằng chứng lịch sử
Donald Trump - Tập Cận Bình: Quan hệ cá nhân, quan hệ siêu cường NGUYỄN THÀNH TRUNG 23/12/2024 1666 từ
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Thanh tra 18 dự án bất động sản ở Hải Phòng, xác định trách nhiệm lãnh đạo thời kỳ liên quan THÂN HOÀNG 23/12/2024 Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra 18 dự án bất động sản ở Hải Phòng, chỉ ra nhiều hạn chế, vi phạm và kết luận trách nhiệm thuộc chủ tịch, phó chủ tịch UBND thành phố thời kỳ liên quan.
Đã cảnh báo, vẫn có người xuống biển Nha Trang chụp ảnh, bị sóng dữ cuốn chết TRẦN HOÀI 23/12/2024 Dù đã có cảnh báo cấm xuống biển lúc sóng to, gió lớn, vẫn có người xuống biển Nha Trang chụp ảnh, tắm lúc biển động, dẫn đến một người bị sóng cuốn chết.
Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước từ trần THÀNH CHUNG 23/12/2024 Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, đã từ trần hồi 21h09 ngày 23-12 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 102 tuổi.
Người phụ nữ trong clip đẩy thùng rác ra giữa đường Nha Trang rồi lái xe hơi bỏ đi nói gì? NGUYỄN HOÀNG 23/12/2024 UBND phường Tân Tiến (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đang xác minh để xử lý theo đúng quy định vụ một phụ nữ đẩy thùng rác ra giữa đường rồi lái xe đi.