Với hương vị đậm đà và mức giá phải chăng, quán ăn mang hương vị từ miền Trung là điểm hẹn ưa thích của nhiều bạn trẻ Hà thành.
Cú huých từ quyết định "lên app"
Hơn 5 năm kinh doanh, thương hiệu cũng lớn dần cùng những vị khách quen của mình: "Khách quen nhà mình thường là các bạn trẻ, dễ thương lắm, không ăn ở quán thì lại đặt về, đi làm thì giới thiệu cho cả đồng nghiệp ở công ty. Mấy tháng trước, mình vừa tạm biệt với một nhóm là học sinh trường chuyên Amsterdam mới tốt nghiệp, cũng là khách quen của quán được 3, 4 năm rồi mà sắp tới mỗi bạn lại đi du học một nước", chị Như cho hay.
Ít ai biết rằng trước khi có lượng khách đông như hôm nay, những ngày đầu mở quán, mỗi ngày chị chỉ bán được nhiều nhất 50 - 75 tô. Thậm chí, có những ngày đành phải đổ đi vì không bán hết. Bỏ công việc quản lý nhà hàng với mức lương 20 triệu đồng/tháng mà nhiều người mơ ước, chị Như tâm sự: "Thời điểm mới mở quán khó khăn lắm, ngày nào mình cũng khóc vì lo. Có những hôm chở đồ đi rồi lại phải chở về vì không bán hết, mà mình không bán được thì phải tự ăn thôi".
Thương vợ vất vả quán xá, lại nhìn thấy tiềm năng lớn của việc bán đồ ăn online, anh Đức - chồng chị đã gợi ý đưa quán "lên Grab". Chị Như chia sẻ, sau khi tìm hiểu kỹ càng, anh chị thấy Grab có khá nhiều điểm mạnh. Đầu tiên, ứng dụng sở hữu lượng tài xế đông đảo. Điều này giúp cho mỗi đơn hàng qua ứng dụng đều có tỉ lệ nhận đơn cao, nhờ đó mà thời gian chờ của khách cũng được rút ngắn. Tiếp theo, một điểm mà chị rất yên tâm đó là Grab có những quy định, chính sách rất rõ ràng để đảm bảo giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề của khách hàng.
Nhớ lại khi được gửi bộ quy chuẩn dành cho Đối tác Nhà hàng, chị Như còn không khỏi xuýt xoa vì quá chuyên nghiệp. Cũng nhờ vậy, quán chị đã giải quyết được không ít vấn đề trong quá trình vận hành. Với chị Như, việc có những quy chuẩn rõ ràng cũng là cách hữu hiệu nhất để Grab bảo vệ quyền lợi các đối tác trên nền tảng.
Người bạn đồng hành
Vừa khởi nghiệp kinh doanh thì dịch Covid-19 ập tới, chị Như không khỏi cảm thấy may mắn vì có ứng dụng cùng đồng hành: "Đợt dịch nhiều người khó khăn, nhưng quán mình lại sống ổn vì bán được online. Có những ngày mà quán nhà mình bán đến hơn 600 đơn, chỉ tính riêng Grab thôi đấy" - chị Như không khỏi tự hào.
Với số lượng đơn "khủng", Bún bò Huế An Cựu cũng phải tối ưu quy trình vận hành để giảm tối đa thời gian tài xế phải chờ đợi, giúp món ăn đến tay khách hàng nhanh chóng nhất. Quán chị có nguyên tắc là ưu tiên bác tài nào đến trước, xếp hàng trước thì lấy đơn trước.
Ấy vậy mà vẫn có những hôm tài xế đến lấy đơn rồi đứng xếp hàng đến tận mặt đường. Bận không ngơi tay nhưng chị lại cảm thấy hạnh phúc vô cùng. "Grab là một trong những yếu tố giúp Bún bò Huế An Cựu có được thành công như ngày hôm nay. Nhờ ứng dụng mà từ một cửa hàng nhỏ trên phố Trung Văn, thương hiệu nay đã có đến 5 cơ sở khắp Hà Nội", chị Như chia sẻ.
Chị Như còn nhớ cũng trong đợt dịch, Grab còn gửi hẳn một giỏ đồ ăn, rau củ cùng thư cảm ơn và lời động viên: "Cùng nhau vượt qua đợt dịch này nhé". Đến tận bây giờ, chị vẫn giữ món quà này ở nhà như một kỷ niệm đáng nhớ trong hành trình hợp tác.
Đồng hành cùng ứng dụng, người phụ nữ trẻ với ước mơ mang hương vị món ăn miền Trung yêu thích chinh phục thực khách Hà thành không những đạt được mục tiêu của mình, mà còn đang gặt hái những thành công đáng phấn khởi trên con đường khởi nghiệp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận