Bảng hiệu của tổ chức OPEC - Ảnh: AFP
Theo hãng tin AP, Bộ trưởng năng lượng Qatar, ông Saad Sherida al-Kaabi, bất ngờ đưa ra thông tin trên trong cuộc họp báo ngày 3-12 tại Doha, thủ đô Qatar.
Tuy chỉ là một quốc gia nhỏ bé ở vùng Vịnh và cũng là nước cung cấp lượng dầu mỏ nhất trong OPEC, nhưng Qatar là quốc gia xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới.
Các nhà máy lớn của Qatar sản xuất tổng cộng 77 triệu tấn LNG/năm. Nắm giữ mỏ khí đốt lớn nhất thế giới, như mỏ North Field hợp tác với Iran, Qatar có kế hoạch mở rộng công xuất LNG lên 100 triệu tấn và sẽ thực hiện trước khi thị trường khí đốt trở nên quá hạn hẹp trong đầu thập kỷ tới.
Bộ trưởng Qatar giải thích quyết định rời bỏ OPEC sau hơn 47 năm tham gia tổ chức này liên quan tới sự thay đổi "về kỹ thuật và chiến lược", không phải do "nguyên nhân về chính trị".
Kể từ tháng 6-2017, Saudi Arabia cùng 3 quốc gia Ả rập khác đã cắt quan hệ thương mại và vận tải với Qatar, cáo buộc nước này ủng hộ khủng bố và Iran.
Qatar đã bác bỏ mọi cáo buộc liên quan, nói động thái tẩy chay đó đã gây tổn thất tới chủ quyền quốc gia của Qatar.
Quyết định được Qatar thông báo chỉ vài ngày trước khi OPEC và các thành viên không thuộc OPEC có cuộc họp tại Vienna (Áo) trong ngày thứ Năm (6-12) nhằm đạt được thỏa thuận về kế hoạch cắt giảm sản lượng.
Giá dầu cho tới nay đã giảm lại hơn 25% sau khi tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm vào đầu tháng 10 vừa qua. Thực tế này làm dấy lên những lo ngại về tình trạng cung vượt cầu và những lo ngại tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm tốc.
Theo thông tin cập nhật mới nhất, lúc 6h40 (giờ London) ngày 3-12, giá dầu thô Brent giao dịch ở mức 62,25 USD/thùng, cao hơn 4,7%. Trong khi đó giá dầu West Texas Intermediate (WTI) là 53,53 USD, tăng hơn 5% so với các phiên trước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận