Thói quen sử dụng trong cuộc sống tuy có thuận lợi về tính linh hoạt trong thanh toán, nhưng nó cũng bất cập ở nhiều điểm như: dễ mất và nguy hiểm khi ai đó buộc phải mang một lượng tiền quá lớn trong người để giao dịch.
Tôi cho rằng để thúc đẩy việc thanh toán không , các cơ quan chính quyền và các tổ chức hệ thống tín dụng nên bắt tay phối hợp với nhau trước tiên, cần phải có lộ trình cũng như nên thực hiện thí điểm tại một địa phương trước như TP.HCM chẳng hạn.
Theo tôi, nên tiến hành các bước sau:
Liên kết ưu đãi
Chính phủ nên có những ưu đãi cho các ngân hàng thương mại trong việc khuyến khích người dân thanh toán điện tử thay vì tiền mặt. Chắc chắn rằng sẽ không có nhiều người hứng thú tham gia thanh toán bằng các hình thức phi tiền mặt, nếu họ bị buộc phải tính thêm phí.
Sau đó, đến lượt các ngân hàng và những cơ sở dịch vụ cũng nên áp dụng nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn hơn nữa cho bất cứ ai chịu dùng những hình thức thanh toán điện tử. Tốt nhất là nên ưu đãi về giá nếu như sản phẩm được khách hàng thanh toán không bằng tiền mặt.
Tuyên truyền, giáo dục tài chính
Hầu như ai cũng có điện thoại thông minh cho riêng mình và có đến 40% người Việt có tài khoản ở ngân hàng, thế nhưng tại sao nhiều người lại không chọn thanh toán điện tử cho nhanh gọn mà lại dùng tiền mặt?.
Tôi cho rằng là do họ không biết cách sử dụng như thế nào và thủ tục ra làm sao. Có bao nhiêu người chủ ở các cửa hàng tạp hóa ngoài chợ biết về App, ví điện tử, quét mã QR?
Tôi nghĩ, ngay khi đã có nhiều chương trình ưu đãi cho việc thanh toán không tiền mặt, thì việc cần kíp tiếp theo là nên đầu tư vào các chương trình tuyên truyền, hướng dẫn mọi thứ liên quan đến việc thanh toán không tiền mặt cho người dân, đặc biệt là những đối tượng ở chợ truyền thống, hoặc các công nhân.
Họ phải nắm được tính bảo mật như thế nào, quy trình cách thức sử dụng ra sao. Khi họ đã có kiến thức và phương tiện trong tay, cộng với việc được hưởng ưu đãi về giá cả khi thanh toán không sử dụng tiền mặt, tôi tin sẽ có thêm nhiều người chọn phương án này.
"POS" hóa mọi dịch vụ công
Mọi dịch vụ công như điện, nước, nước sạch, học phí, viện phí, nộp thuế..., tất cả đều bắt buộc phải sử dụng thanh toán không tiền mặt.
Nhà nước không thể nào khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân sử dụng các loại hình thanh toán điện tử để thay tiền mặt, nhưng tại các cơ quan nhà nước, dịch vụ công ích nên hạn chế sử dụng tiền mặt để giao dịch.
Thanh toán qua POS là phương tiện phổ biến nhất để thanh toán không tiền mặt, và tại các cơ quan công quyền, luôn có điều kiện để hệ thống kết nối mạng dễ dàng, cho nên "POS" hóa các dịch vụ là điều hoàn toàn trong tầm tay các cơ quan này.
Thêm nữa, ở một mức cụ thể theo quy định, cần phải bắt buộc thanh toán bằng các hình thức phi tiền mặt, cho những giao dịch có giá trị thanh toán cao tại các dịch vụ công thậm chí cả những giao dịch bên ngoài.
Mời bạn đọc tham dự Diễn đàn Hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt.
Diễn đàn do báo Tuổi Trẻ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Á Châu và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Các ý kiến đóng góp, đặt vấn đề, nêu ý tưởng để góp phần xây dựng một nền kinh tế không tiền mặt tại Việt Nam gửi về địa chỉ mail: [email protected].
Tuổi Trẻ Online sẽ chọn đăng các bài viết phù hợp và các tác giả sẽ được mời đến dự buổi hội thảo về chủ đề này vào ngày 15-1-2019 tại TP.HCM.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận