Xe múc bùn đất đang múc đất từ bên trong hầm ra ngoài - Ảnh: Lâm Thiên |
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phùng cho hay:
- Điều quan trọng nhất bây giờ là phải ưu tiên cho việc thoát nước từ trong hầm nơi có 12 công nhân bị kẹt ra và phải liên lạc thường xuyên với các nạn nhân.
Sở dĩ tôi nói phải ưu tiên thoát nước vì các nạn nhân là người chuyên làm hầm, lỡ có tình huống xấu như bục mái hầm thì họ biết cách chọn nơi an toàn trong đó mà tránh, chứ còn để nước dâng cao thì người ta chạy đi đâu được.
Điều đáng mừng là đã có hai mũi khoan để đưa nước từ trong hầm đó ra ngoài, cần phải đảm bảo rằng việc thoát nước được duy trì ở mức an toàn cho các nạn nhân.
Qua theo dõi, tôi thấy mừng vì việc cấp thức ăn, nước uống, thuốc men, oxy cho các nạn nhân khá tốt. Tôi thấy sự sống của các nạn nhân bây giờ là ổn rồi.
* Theo ông, phương án cứu nạn nào là tối ưu trong vụ tai nạn này?
- Mấy ngày nay người ta đề xuất nhiều phương án, nhưng theo tôi, phương án tối ưu vẫn là việc đào ngách mở đường cứu nạn bên trong hầm. Ban chỉ đạo cứu nạn hiện đang tập trung vào phương án này, đây là một sự chọn lựa đúng đắn.
Hiện lực lượng đào ngách cứu nạn bên phải đường hầm là lực lượng chuyên nghiệp của trung tâm cấp cứu mỏ thuộc Tập đoàn Than - khoáng sản VN. Họ có kinh nghiệm, có năng lực.
Theo lãnh đạo của tập đoàn này thì mỗi ngày họ có thể đào được khoảng 6m, với độ dày lớp đất đá chèn kín đường hầm được cho là 42m thì phải mất cả tuần lễ, nếu năm ngày mà đào thông thì là mơ ước.
Do vậy, tôi cho rằng việc cứu nạn phải tính toán thời gian kéo dài cả tuần, chứ không thể nóng vội. Cứ phương án cổ điển này mà làm, đào tới đâu gia cố đến đó cho chắc chắn, chứ nếu vội vàng mà làm sập ngách này thì việc cứu nạn sẽ rất khó khăn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận