27/08/2007 17:05 GMT+7

Phức tạp trong chẩn đoán tiêu chảy mạn tính

ThS .BS QUÁCH TRỌNG ĐỨC - Giảng viên Bộ Môn Nội, ĐH Y Dược TP HCM
ThS .BS QUÁCH TRỌNG ĐỨC - Giảng viên Bộ Môn Nội, ĐH Y Dược TP HCM

TTO - Tôi 46 tuổi, bị tiêu chảy nhiều năm nay, thường vào buổi sáng trước khi ăn. Tôi đã uống thuốc (Antibo..v.v..) hoài nhưng không khỏi. Tôi đang ở Cần Thơ, xin hỏi tôi nên làm gì và đến khám ở đâu để trị? (Dương Thị Kim Dung)

kqtrKSXh.jpgPhóng to
Bộ máy tiêu hoá. Ảnh minh hoạ
TTO - Tôi 46 tuổi, bị tiêu chảy nhiều năm nay, thường vào buổi sáng trước khi ăn. Tôi đã uống thuốc (Antibo..v.v..) hoài nhưng không khỏi. Tôi đang ở Cần Thơ, xin hỏi tôi nên làm gì và đến khám ở đâu để trị? (Dương Thị Kim Dung)

Trả lời của phòng mạch online:

- Tiêu chảy mạn tính (tiêu chảy kéo dài, hơn 3 tuần) có thể do nhiều nguyên nhân như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng mạn tính, hội chứng kém hấp thu … Bản thân mỗi nhóm bệnh kể trên lại bao gồm nhiều nguyên nhân sinh bệnh khác nhau, do đó chẩn đoán nguyên nhân tiêu chảy mạn tính là một chẩn đoán khó và đa số các trường hợp đều cần phải làm thêm các xét nghiệm hỗ trợ như siêu âm bụng, nội soi đại tràng, xét nghiệm máu, phân…

Như vậy có nghĩa là người bệnh bị tiêu chảy mạn cần đến khám và điều trị ở những cơ sở có chuyên khoa tiêu hóa với tương đối đầy đủ các phương tiện thăm dò và xét nghiệm kể trên.

- Tuy là một chẩn đoán khó và phức tạp, nhưng cũng có một số triệu chứng kèm theo có thể giúp ích cho bản thân người bệnh nhận biết sơ khởi về mức độ quan trọng của nguyên nhân gây tiêu chảy (tuy chưa được bác sĩ chẩn đoán cụ thể):

o Tiêu chảy mạn sẽ đáng ngại khi đi kèm một hay nhiều các biểu hiện sau:

Sốt; Ớn lạnh về chiều; Sụt cân; Phân có lẫn máu; Tiêu chảy về đêm ngay cả sau khi đã đi ngủ; Đau bụng từng cơn kèm có khối u gò trên thành bụng sờ thấy trong cơn đau; Thiếu máu; Buốt mót (mắc đi cầu liên tục dù mỗi lần đi được rất ít hoặc không có phân)

Nếu bạn có một trong những biểu hiện kể trên thì cần khẩn trương đến khám theo chuyên khoa tiêu hóa.

o Đại đa số các trường hợp tiêu chảy mạn là không nguy hiểm nếu:

- Bạn không có tất cả các biểu hiện nguy hiểm kể trên dù bệnh đã xảy ra trong một thời gian dài.

- Nếu tiêu chảy xảy ra thành từng đợt chứ không liên tục và bạn có thể dự đoán được tình huống sẽ bị tiêu chảy (theo kinh nghiệm chúng tôi thì thường là trong giai đoạn bị stress do công việc, thi cử, hoặc sau khi ăn uống một loại thức ăn đặc biệt nào đó như sữa, rượu, nước đá lạnh …)

- Do một số biểu hiện nguy hiểm ở giai đoạn sớm có thể không rõ ràng và khó nhận biết bởi người không có chuyên môn ngành y (chẳng hạn như triệu chứng thiếu máu), thái độ an toàn nhất là bạn nên khám chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác và tư vấn về chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: [email protected]

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn!

B.CHÂU thực hiện

ThS .BS QUÁCH TRỌNG ĐỨC - Giảng viên Bộ Môn Nội, ĐH Y Dược TP HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên