TTCT - Giãn cách kéo dài khiến hàng loạt nhà máy đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng với khoảng 30 - 50% lao động. Tại TP.HCM, theo thống kê chưa đầy đủ, hàng chục ngàn lao động đã về quê và hơn 10.000 người khác đang nhiễm COVID-19 sẽ khiến các nhà máy gặp khó khăn khi quay lại sản xuất sau dịch. Đa phần các công ty đang sản xuất “3 tại chỗ” chỉ sử dụng khoảng 30 - 50% lao động. Ảnh: DUY MINH TP.HCM: Doanh nghiệp gồng gánh đủ thứ chi phí“Thường thì sau các dịp nghỉ tết, tình trạng thiếu hụt lao động ở mức 20 - 30%. Nhưng với tình hình đứt đoạn sản xuất trong thời gian dài như hiện nay do phong tỏa, hàng chục ngàn công nhân đã về quê tránh dịch, một số không nhỏ người lao động mắc COVID-19 đang tiếp tục cách ly, điều trị, chắc chắn sẽ thiếu hụt lao động ở mức độ nặng nề hơn, có thể là 30 - 40%” - ông Trần Đoàn Trung, phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, nhận định. Theo ông Trung, tình hình này có thể xảy ra ngắn hạn nhưng sẽ gây áp lực lớn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, sau một thời gian dài hầu hết doanh nghiệp đã bị tổn thất nặng nề, kể cả với các doanh nghiệp đang sản xuất “3 tại chỗ”. Ông Đ.Q.C., giám đốc một công ty tại Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7), cho biết công ty đang sử dụng khoảng 45% lao động sản xuất “3 tại chỗ”, số còn lại tạm nghỉ không lương. “Chúng tôi đang gồng gánh rất nhiều chi phí. Sản xuất “3 tại chỗ” để duy trì sản xuất nhưng chi phí cao gấp đôi, không chỉ trả lương cao hơn để khuyến khích người lao động mà còn tốn hàng loạt chi phí: thuê khách sạn, bữa ăn hằng ngày, đồ dùng sinh hoạt, chi phí xét nghiệm định kỳ, cách ly trước khi đưa người lao động vào guồng sản xuất khép kín” - ông cho hay. Công ty trên bắt đầu sản xuất “3 tại chỗ” từ ngày 19-7. Để người lao động yên tâm ở lại chờ nhà máy mở cửa hoàn toàn, công ty trả 50% lương cho số lao động tạm ngừng việc. Đến nay đã sang tháng thứ 3, các khoản phí đang tạo ra “gánh nặng khủng khiếp cho doanh nghiệp”. Trước đó, doanh nghiệp này có hàng trăm người lao động trong khu phong tỏa, người lao động là F1 phải cách ly và công ty phải trả lương từ 50 - 70%. “Hiện nhiều công ty không còn khả năng trợ cấp thu nhập cho người lao động nữa. Với công ty tôi, may mắn là công ty mẹ có tiềm lực nên có thể gồng gánh đến giờ. Nhưng nếu tình hình tiếp tục kéo dài thì doanh nghiệp sẽ không còn khả năng để chi trả cho người lao động, buộc phải tạm nghỉ việc không hưởng lương. Lúc đó thì việc người lao động có quay trở lại làm việc hay không không thể nói trước được” - vị giám đốc nói.Đang duy trì sản xuất “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến” với khoảng 2.000 lao động, hiện Công ty TNHH Nidec Việt Nam (Khu công nghệ cao, TP Thủ Đức) vẫn thiếu lao động. Ông Lưu Kim Hồng, chủ tịch công đoàn công ty, cho biết gần 4.000 công nhân của nhà máy tạm nghỉ việc từ ngày 15-7 sau khi thành phố yêu cầu phải áp dụng “3 tại chỗ”. “Hiện công ty chưa thể thống kê đầy đủ số công nhân đang tạm nghỉ việc. Nhưng chỉ tính riêng Đồng Nai, Bình Dương, công ty có khoảng 500 công nhân không thể đi lại được. Ông cho biết đối với công nhân đồng ý tham gia sản xuất “3 tại chỗ”, công ty lo toàn bộ chi phí xét nghiệm COVID-19, ăn ở tại khách sạn. Trong thời gian nghỉ chờ việc, công ty trả 70% lương, ngoài ra mỗi ngày được trợ cấp 140.000 đồng...“Tuy nhiên nhiều công nhân chưa muốn quay lại nhà máy do lo ngại dịch bệnh hoặc bỏ về quê tránh dịch. Để có đủ lao động khôi phục sản xuất như trước dịch là một khó khăn rất lớn mà công ty phải đối mặt” - ông Hồng nói.Hỗ trợ để giữ chân lao độngNhững doanh nghiệp đã ngưng hoạt động trong nhiều tháng qua đang muốn được quay lại sản xuất nhưng lại lo không có công nhân. “Giữa tháng 7, khi thành phố yêu cầu sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 địa điểm” chúng tôi không thể đáp ứng tất cả yêu cầu và quyết định tạm đóng cửa nhà máy sau gần 20 năm hoạt động. Dự tính sau 2 tuần hoặc 1 tháng sẽ hoạt động lại nhưng kéo dài đến nay” - ông Nguyễn Mạnh Dũng, tổng giám đốc Công ty CP thiết bị nhà bếp Vina (Namilux), cho biết. Khoảng 800 lao động của nhà máy đã tạm nghỉ việc. Trước khi tạm đóng cửa, công ty ông đã trải qua 14 ngày vừa cách ly vừa sản xuất do xuất hiện ca F0. “Chúng tôi trả lương cho người lao động bằng mức lương tối thiểu vùng trong suốt 2 tháng qua. Đó là sự chia sẻ khó khăn lúc dịch bệnh và giữ chân người lao động để có thể quay trở lại sản xuất ngay khi thành phố hoạt động lại” - ông Mạnh Dũng cho hay.Nhà máy của Công ty TNHH Nipro Pharma VN tại Khu Công nghệ cao (TP Thủ Đức) cũng cho hơn 500 công nhân tạm ngừng việc và trả lương 70% trong 3 tháng qua. “Ban đầu công ty cũng lập phương án “3 tại chỗ” nhưng chỉ có 20 người đăng ký, buộc phải tạm đóng cửa. Đến giờ công nhân cũng tản mạn nhiều nơi, trong đó có Bình Dương, Đồng Nai, một số khác về các tỉnh, nếu quay trở lại sản xuất cũng sẽ thiếu hụt lao động” - đại diện công đoàn Nipro Pharma VN chia sẻ.Với các công ty tạm đóng cửa nhưng không thể hỗ trợ lương cho người lao động thì nguy cơ thiếu lao động còn lớn hơn nhiều. Công nhân nghỉ dài từ vụ lúa tới vụ ngô vẫn chưa đi làm trở lại. Ảnh: C.T.V. Tính đến nay, 1.900 lao động của Công ty TNHH T.H (quận Bình Tân) đã tạm nghỉ việc không lương. “Công ty hỗ trợ một phần chi phí ngoài lương cho người lao động và hoàn thiện thủ tục để công nhân hưởng hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ.Hiện công ty vẫn chưa nắm được bao nhiêu công nhân đã về quê, bao nhiêu đang ở lại. Nếu được sản xuất bình thường lại, công ty cần tuyển dụng khoảng 500 - 600 lao động nhưng tình hình này sẽ rất khó tuyển” - đại diện Công ty T.H cho biết.Công ty cổ phần Yamaguchi Việt Nam có nhà máy ở Khu công nghiệp Lai Xá, huyện Hoài Đức, Hà Nội cũng bị ảnh hưởng nặng. Do giãn cách nên một số lao động có con nhỏ không thể làm “3 tại chỗ” được, một số lao động có hoàn cảnh khó khăn, gia đình ở xa không đi làm được nên xin nghỉ khiến công ty thiếu lao động. Muốn bổ sung số lao động thiếu hụt này là hết sức khó khăn trong thời điểm giãn cách. Theo chị Lan Hương - nhân viên phụ trách nhân sự của công ty, việc sắp xếp và bổ sung nguồn lao động cho công ty lúc này là một thử thách.Mong sớm mở cửa lạiKhông chỉ lo thiếu lao động, nhiều doanh nghiệp còn phải đối phó tình trạng chuỗi cung ứng bị đứt gãy, dẫn đến vật liệu linh kiện không lưu thông, xuất nhập khẩu bị chậm hoặc bế tắc.“Chúng tôi đã “hứa lèo” với đối tác nhiều lần. Họ không thể đợi chờ mình mãi được. Việc giữ chân người lao động mà chuỗi liên kết đã đứt gãy khiến doanh nghiệp rất khó khăn mới khôi phục và quay trở lại đà sản xuất. Thành phố cần đưa ra một thời điểm cụ thể, có thể chậm trễ 1 tuần, 2 tuần để doanh nghiệp lên phương án, có cơ sở để liên hệ với đối tác...” - ông Nguyễn Mạnh Dũng nêu ý kiến.Công ty TNHH Maxcore thuộc huyện Ứng Hòa, Hà Nội chuyên về may mặc, có 430 lao động. Do công ty may nên phần lớn là lao động nữ, có con nhỏ nên không thể làm “3 tại chỗ”, chỉ có 80 lao động có thể đi làm được trong thời gian giãn cách. Nhưng ngay cả số đi làm được, các thủ tục “vùng xanh”, “vùng đỏ” khiến họ tới được công ty rất khó khăn, chị Cao Thùy Dung - phụ trách nhân sự của công ty - cho biết. Có sự chuyển dịch về lao độngTại các trung tâm việc làm, dù có nhiều hình thức quảng cáo để việc tuyển dụng công nhân nhưng rất khó tìm được người. “Chúng tôi chuyển sang làm việc online hoàn toàn để kết nối người lao động với các doanh nghiệp nhưng phải hết giãn cách mới có thể hoạt động dễ dàng” - ông Tạ Văn Thảo, giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thuộc Sở Lao động - thương binh và xã hội Hà Nội, cho biết.Theo ông Tạ Văn Dưỡng - trưởng ban chính sách pháp luật và quan hệ lao động thuộc Liên đoàn Lao động TP Hà Nội, dự kiến số lao động ở các doanh nghiệp giảm trong đợt dịch này khoảng 30 - 40%. Số lao động này có trở lại công ty nữa hay không, trở lại bao nhiêu phần trăm sẽ có sự biến động sau dịch. Tuy nhiên lao động sẽ có xu hướng chuyển dịch từ công ty này sang công ty kia hoặc tìm việc khác để làm và các công ty lại vào đợt tuyển lao động mới số lượng lớn...Theo thống kê báo cáo của Liên đoàn Lao động TP Hà Nội, hiện đã có 399 doanh nghiệp phải dừng hoạt động; 1.723 doanh nghiệp sản xuất cầm chừng; 81.970 người lao động mất việc làm, thiếu việc làm, thu nhập giảm sút. Hiện liên đoàn đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của 82 doanh nghiệp với 10.173 người lao động.Quyết định hỗ trợ 14 doanh nghiệp với 661 người lao động, tổng số tiền hỗ trợ là 662 triệu đồng. Hiện thành phố có 1.252 doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”, “một cung đường 2 điểm đến” với 101.074 người lao động. Tags: Dịch COVID-19Doanh nghiệp TP.HCMThiếu lao độngLao động về quêKhó khăn do covid-19
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thầy Khang đi gặp các 'cháu nội' ở Làng Nủ VĨNH HÀ 23/12/2024 6 năm qua chưa đi đâu khỏi Hà Nội, lần này thầy giáo Nguyễn Xuân Khang lên Làng Nủ để thăm 22 'cháu nội' mà ông nhận nuôi.
Công bố Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 với nhiều nội dung mới TRỌNG NHÂN 23/12/2024 Ngoài tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp, năm 2025, báo Tuổi Trẻ tổ chức thêm ba ngày hội Tự tin vào lớp 10 tại TP.HCM và Hà Nội.
Chi tiết các bảng lương viên chức năm 2025 THÀNH CHUNG 23/12/2024 Tuổi Trẻ Online giới thiệu với bạn đọc thông tin chi tiết toàn bộ bảng lương viên chức dự kiến được áp dụng từ năm 2025.
Tình báo Mossad tiết lộ toàn cảnh kế hoạch tinh vi kích nổ máy nhắn tin và bộ đàm của Hezbollah THANH HIỀN 23/12/2024 Hàng nghìn máy nhắn tin và bộ đàm của các thành viên lực lượng Hezbollah đã đồng loạt phát nổ tại Lebanon vào tháng 9 vừa qua. Vì sao?