TTCT - Những nghiên cứu gần đây cho thấy các chương trình trồng cây cần được đánh giá lại, không phải cứ trồng thêm rừng là tốt. Dự án phục hồi rừng ở huyện Củng, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh; Getty ImagesHậu quả do phá cáchSự tình cờ đã đặt Malcolm North, nhà sinh thái học của Bộ Nông nghiệp Mỹ, làm nhân vật chính trong cuộc cách mạng lặng thầm về trồng rừng - lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng giúp thích ứng với biến đổi khí hậu. Tháng 9-2014, trận cháy rừng có tên King Fire thiêu rụi 290km2 rừng thuộc Rừng quốc gia Eldorado ở California, Mỹ. Ông North cùng các đồng nghiệp có trọng trách tái sinh diện tích rừng này.Suốt thế kỷ 20, dịch vụ trồng rừng ở nhiều quốc gia trên thế giới đã trồng rừng theo như cách chúng ta trồng rau màu: trồng từng cây một, theo hàng, theo lối. Sau mỗi mùa cháy rừng ở California, người ta lại đi trồng lại từng cây. Họ tái sinh được những cánh rừng ngay hàng thẳng lối trông không khác gì rẫy bắp và cây bản địa được trồng xen với với cây lâm sản để khai thác thương mại về sau. Nhưng việc này vô cùng tốn kém.Ông North và các nhà khoa học khác lên tiếng về một mô hình trồng rừng mới thay thế cách trồng rừng trước đây. Điểm nhấn trong cuộc cách mạng trồng rừng này là tính khoảng cách, loại cây và tính tự nhiên của phương pháp. Đây là bài học kinh nghiệm tổng hợp từ nhiều nơi như Trung Quốc, rừng Amazon, châu Âu... Họ khẳng định rằng: tái trồng rừng bằng chính sách sai lầm còn tệ hơn là cứ để yên mọi thứ, đừng can thiệp.Từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan đến châu Âu, Mỹ Latin đều có các chương trình trồng rừng. Từ năm 2000 đến nay, riêng Trung Quốc đã góp đến 25% diện tích phủ xanh tăng lên trên toàn cầu và khoảng một nửa là tăng trưởng diện tích rừng.Mặc dù tăng trưởng diện tích rừng nghe như là một điều tốt đẹp, thực tế cho thấy tái trồng rừng có thể là con dao hai lưỡi. Tháng 4-2016, một vụ cháy rừng khủng khiếp gần như xóa xổ thị trấn Fort McMurray ở Canada, thiêu rụi 2.400 ngôi nhà, buộc hàng ngàn người phải đi di tản. Đây là thiên tai tốn kém nhất trong lịch sử Canada. Sau khi đám cháy kết thúc, các nhà khoa học đi tìm nguyên nhân. Đám cháy xuất phát từ đầm lầy than bùn dọc theo sông Horse - một khu rừng ẩm ướt với lớp rêu dày đặc, có tác dụng chống cháy phủ trên lớp than bùn bên dưới.Thời tiết bất thường dẫn đến vụ cháy, nhưng tại sao vùng đầm lầy than bùn này lại cháy dữ dội đến vậy? Kết luận thật bất ngờ: chiến dịch tăng diện tích rừng do Chính phủ Canada hậu thuẫn đã phản tác dụng, là tội đồ. Những năm 1980, với khao khát làm chủ thiên nhiên, một chương trình cải tạo các bãi lầy thành rừng sản xuất gỗ được Chính phủ Canada ủng hộ. Người ta tháo nước ở vùng đầm lầy rộng lớn ở Alberta và trồng vân sam đen vào đó với khoảng cách tối ưu để cây tăng trưởng tối đa.Những cây vân sam hút nước ngầm bên dưới phát triển đầy sung mãn, tán lá của chúng rộng bất thường khiến rêu phủ trên lớp than bùn nghẹt thở. Một loại rêu khác, khô hơn mọc lên thay thế. Khi đất khô đi, những cây vân sam đen như những que diêm chờ cháy trên lớp than bùn, cũng là nhiên liệu cháy. Lửa bùng phát, cả bãi than bùn lẫn rừng cây vân sam cùng bắt lửa. Đây là tác hại mà Chính phủ Canada không thể nào ngờ.Vụ cháy rừng ở thị trấn Fort McMurray không phải là ví dụ duy nhất. Năm 2018, một nhóm các nhà sinh thái học nước ngầm ở Trung Quốc đã tiến hành đánh giá kết quả một trong những chiến dịch trồng rừng tích cực, ở nơi chưa từng có rừng, giúp Trung Quốc dẫn đầu thế giới về tăng trưởng rừng. Kể từ năm 1952, Bộ chính trị Trung Quốc đã chủ trương trồng rừng ở vùng cực bắc khô cằn, có xu hướng bị sa mạc hóa ở nước này.Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện người ta đã trồng những khu rừng khổng lồ với những loài cây không phải cây bản địa. Chúng là những cây háo nước nên đã hút nước ngầm để lớn lên, làm mực nước ngầm giảm xuống đến mức nguy hiểm. Tốc độ tăng trưởng rừng ấn tượng trên giấy tờ của Trung Quốc có thể khiến nước này gặp một thảm họa lớn trong tương lai. Các nhà khoa học khuyến cáo: các loại cây được lựa chọn trong tương lai phải chịu hạn, có khả năng sống mà chỉ cần ít nước.Những cây rừng bị cháy đen ở Vườn quốc gia Tallaganda, bang New South Wales, Úc nảy chồi xanh vào tháng 3-2020. Ảnh: NPRKhả năng tự mở rộng của rừngTheo ông North, sở dĩ việc trồng thông theo hàng lối trở thành phương pháp tiêu chuẩn bởi vì cây thông mọc nhanh nhất và sẽ được khai thác để xây nhà, làm đồ nội thất. Tuy nhiên khi thông lớn lên, hút nước ngầm ít ỏi của vùng đất khô và khi có hỏa hoạn, đất khô, cây khô với mật độ dày vừa đủ đã làm lửa lan từ cây này sang cây khác dễ dàng. Các khu rừng trồng thông nổi tiếng là cực kỳ dễ cháy cho đến khi chúng được 60-80 tuổi. Khi đó, vòm lá của cây thông cao, ngoài tầm của ngọn lửa.Còn theo bà Sofia Faruqi, một nhà kinh tế rừng của tổ chức phi lợi nhuận World Resources Institute (WRI), việc trồng rừng thông ở California là ví dụ điển hình của tình trạng máy móc áp dụng một phương pháp trồng rừng.Điều bà Faruqi muốn nói rừng tự nó là một sinh thể phức tạp và thích nghi tinh tế với vùng đất mà chúng sinh trưởng. Ngược lại, các công cụ để quản lý rừng lại thường đơn giản và phản tác dụng.Nghiên cứu ở Mỹ Latin và châu Phi cho thấy mỗi USD đầu tư để tái sinh rừng có thể thu về từ 7-30 USD. Nhưng kết luận này đã không trở thành mô hình tài chính hay được dùng làm cơ sở cho việc ra quyết định. Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách thường bỏ qua tiếng nói của những người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thay vì tái sinh rừng, họ đầu tư cho những thứ như khai thác gỗ và nông nghiệp, vốn ít nhiều góp phần làm mất và suy thoái rừng mà không tái sinh những khu rừng bị mất.Nhóm ông North đã phục hồi khu rừng quốc gia bị cháy rừng tàn phá bằng phương pháp trồng xen cây lớn, cụm cây và để lại khoảng trống. Cây gỗ lớn và các cụm cây có thể hỗ trợ nhau bằng hệ thống nấm rễ, còn các khoảng trống cho cây bụi hoặc các loài mới tái sinh đồng thời làm ranh ngăn lửa. Cách tiếp cận này chủ trương kết hợp nhiều loài khác nhau. Họ không can thiệp gì mà để phần diện tích bên trong tự tái sinh. Can thiệp của con người chỉ diễn ra ở một số khoảnh rừng ngoài rìa nhiều hứa hẹn để thử phương pháp mới, học từ Mỹ Latin: trên những địa hình dốc, họ trồng một khoảnh rừng nhỏ và để những cây này phát triển và phát tán hạt, theo thời gian cả khu vực tự tái sinh.Đây thật ra là cách quay về với tự nhiên, tôn vinh một đặc điểm quan trọng và thường bị lãng quên của các khu rừng là khả năng tự mở rộng. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà sinh thái học Brazil, những người chịu trách nhiệm trồng lại một khu rừng trọc và mọc đầy cỏ châu Phi - một loại cỏ làm thức ăn cho gia súc, đã so sánh sự khác biệt của việc dọn cỏ - trồng cây và chỉ dọn cỏ. Họ vui mừng xác nhận khâu trồng cây là không cần thiết: 5 năm sau khi bừa cỏ, các ô thử nghiệm xuất hiện toàn cây bản địa. Trong báo cáo viết trên Tạp chí Sinh thái và quản lý rừng, các nhà khoa học khuyến cáo nên thử “đánh giá tiềm năng tái sinh tự nhiên trước và sau đó loại bỏ dần các rào cản với tái sinh tự nhiên là đủ”.Đây có thể là một bài học quý giá đối với sứ mệnh phục hồi rừng toàn cầu.■Thuật ngữ phục hồi, tái trồng rừng (reforestation) thường được hiểu là hành động trồng rừng trong một khu vực rừng bị xem là suy thoái hoặc sản lượng thấp và khu vực này đã từng là một nơi có rừng.Còn thuật ngữ trồng rừng (afforestation) lại là hành động trồng rừng mới trên một khu vực chưa từng có rừng hoặc bị suy thoái và sử dụng đất cho mục đích khác trong thời gian rất lâu.TS Shyam Paudel, chuyên gia lâm nghiệp của Canada: Phải có sự tham gia của cộng đồngMuốn có chiến lược trồng bổ sung, làm giàu rừng thành công, không gì hơn là dân hiểu - dân biết - dân bàn - dân tin. Người dân thực sự có những kinh nghiệm tại cộng đồng. Về suy thoái rừng ngập mặn ở VN, các nguyên nhân chính gây mất rừng và suy thoái rừng ngập mặn là do nông dân khai thác quá mức để nuôi thủy sản và tôm, thiếu kiến thức về quản lý và sử dụng bền vững rừng ngập mặn để cân bằng giữa bảo tồn và sử dụng, thiếu quyền sở hữu rõ ràng đối với rừng ngập mặn gây ra tâm lý không chắc chắn trong cộng đồng về những gì xảy ra trong tương lai và thiên tai. Chiến lược phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn nói riêng, phục hồi rừng nói chung nên dựa vào cộng đồng. Cộng đồng cần được khuyến khích bằng tiền mặt hoặc với phần thưởng phù hợp để họ tham gia vào việc bảo vệ rừng ngập mặn và được giao một phần rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản. Những khu vực rừng bị suy thoái cần được trồng lại và bảo vệ.Về lý thuyết, rừng tái sinh có thể trở lại trạng thái ban đầu nhưng sẽ mất nhiều thời gian dựa trên các giai đoạn kế thừa kế tiếp khác nhau. Ví dụ, các khu rừng cây sala ở Nepal mất khoảng 80-100 năm để hoàn thành quá trình kế thừa với điều kiện là không có những xáo trộn lớn về nhân văn và tự nhiên. Trước đây, một số khu rừng cây sala ở Nepal bị chuyển thành rừng trồng bạch đàn. Hiện rừng nguyên sinh đang quay trở lại nhưng còn ở giai đoạn rất sớm. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Trồng cây và nương tựa tự nhiên Tiếp theo Tags: Rừng tự nhiênPhục hồi rừngRừng tái sinhTrồng cây ở MỹCháy rừng ở Canada
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đại biểu Quốc hội: Điều hòa dân nghèo cũng sử dụng, sao xem là xa xỉ để áp thuế tiêu thụ đặc biệt TIẾN LONG 22/11/2024 Người lao động nghèo ở nhà trọ cũng lắp máy điều hòa, không hiểu sao lại đưa mặt hàng này vào hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Thiếu phôi bằng lái, xe 'trùm mền' HÀ MI 22/11/2024 Tình trạng thiếu phôi bằng lái đang lan ra nhiều tỉnh thành cả nước. Hệ lụy của thực trạng này là hàng chục ngàn người dân bị "treo bằng" dù thi đậu, có địa phương phải loay hoay đi mượn phôi hoặc bất đắc dĩ tạm dừng kỳ sát hạch.
Chợ Bến Thành là di tích cấp thành phố, ban quản lý cam kết bảo tồn hiệu quả HOÀI PHƯƠNG 22/11/2024 Năm di tích được công bố xếp hạng di tích cấp thành phố gồm trụ sở Cục Hải quan TP.HCM, trụ sở UBND quận 1, chợ Bến Thành, đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và mộ ông Binh Bộ Kiểm duyệt Ty - Thừa vụ lang họ Trần.