29/06/2019 10:51 GMT+7

'Phụ nữ Việt không bị phân biệt đối xử nhiều trong công việc'

CÔNG NHẬT
CÔNG NHẬT

TTO - Ở nhiều công ty quốc tế, nữ giới đang vươn lên mạnh mẽ. Nhiều tập đoàn lớn hiện không ngừng khảo sát, đề ra những hình thức hỗ trợ tối đa lao động nữ các cấp.

Phụ nữ Việt không bị phân biệt đối xử nhiều trong công việc - Ảnh 1.

Một số gương mặt nữ là quản lý quốc tế trò chuyện cùng đồng nghiệp nam - Ảnh: KOH ZHISHENG

Hình thức có thể khác nhau, nhưng ở họ có điểm chung về niềm tin - tin chắc rằng công ty sẽ phát triển tốt, bền vững hơn khi nữ giới được tạo điều kiện nhiều hơn.

“Cá nhân tôi cho rằng không nhất thiết phải kêu gọi các công ty Việt Nam phải “bình đẳng giới” hơn nữa. Chỉ trừ trường hợp người phụ nữ trong giai đoạn mang thai, có con nhỏ thì có thể cần một số hỗ trợ nhất định từ đồng nghiệp. Còn bình thường phụ nữ chỉ cần người đàn ông trong nhà chung vai gánh vác việc nhà, lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn là đã vui và trọn vẹn rồi.

Chị Tiêu Yến Trinh

Có lộ trình phát triển nữ

Chẳng hạn như ở các tập đoàn như Oracle, Harman... rất nhiều hoạt động được tạo ra để khuyến khích nữ giới phát triển mạnh mẽ hơn. Nếu như ở Tập đoàn Harman có mạng lưới phát triển nữ giới (HWN) nhằm giúp lao động nữ nắm bắt các sáng kiến mới cũng như phát triển năng lực tổ chức, Tập đoàn Oracle lại thiết kế rất chi tiết "lộ trình" để có thể giúp lao động nữ thăng tiến đến các vị trí lãnh đạo. 

"Dự án này không chỉ dành cho những lao động hiện tại, mà cho cả nguồn lực tương lai. Chúng tôi cũng tổ chức những hội nghị quy mô khu vực châu Á, nơi nữ giới có thể cất lên tiếng nói trước đại diện chính quyền, lãnh đạo trong nhiều mảng..." - bà Pearly Abraham, chuyên viên cấp cao tại Oracle, nói.

Chị Nguyễn Tâm Trang (trưởng bộ phận nhân sự Unilever International và marketing khu vực Đông Nam Á và Úc) cho biết tập đoàn đa quốc gia trên có nhiều chương trình bình đẳng giới cũng như truyền cảm hứng cho phụ nữ. Những hoạt động đó thể hiện qua các chương trình đào tạo chuyên biệt, tuyển chọn hay hướng nghiệp... 

Hiện tại, tỉ lệ nữ lãnh đạo (từ cấp bậc giám đốc trở lên) toàn cầu của công ty rất cao. Đơn cử ở Việt Nam, tỉ lệ nữ giới cấp quản lý trở lên tại Unilever lên đến 54%.

Và chị Tâm Trang cũng là người Việt duy nhất trong ba lãnh đạo cấp cao của Unilever (Singapore) đại diện chia sẻ bí quyết quản trị nhân sự tại chuỗi hội thảo quốc tế về nhân sự TBIS trong tháng 6-2019.

Phụ nữ Việt không bị phân biệt đối xử nhiều trong công việc - Ảnh 3.

Chị Melissa Nguyễn (giám đốc kinh doanh khối giải pháp toàn cầu, khu vực Việt Nam và Thái Lan) chia sẻ kinh nghiệm lãnh đạo tại hội thảo nhân sự TBIS diễn ra ở trụ sở Google (Singapore) tháng 6-2019 - Ảnh: KOH ZHISHENG

Nhiều hoạt động hỗ trợ giới nữ tài năng

Và một tín hiệu vui là ở Việt Nam cũng có ngày càng nhiều hoạt động hỗ trợ, cố vấn chuyên môn lẫn khả năng lãnh đạo cho nữ giới. Có thể kể đến học bổng thường niên Nữ sinh kỹ thuật của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham), nơi các sinh viên nữ tài năng không chỉ nhận được hỗ trợ tài chính mà cả cố vấn từ các lãnh đạo ở các tập đoàn lớn. 

Gần đây nhất, ở sự kiện ngày 5-6 tại TP.HCM, hàng trăm nữ sinh viên đã thích thú ồ lên khi biết ở tập đoàn công nghệ "tưởng chừng toàn mày râu" như Intel Products VN nhưng lại có đến liên tiếp hai đời tổng giám đốc là... nữ!

Chia sẻ về việc làm sao để giới nữ phát triển được hết khả năng cá nhân, hỗ trợ tiến đến các vị trí then chốt, chị Tiêu Yến Trinh (tổng giám đốc Công ty tư vấn nhân sự Talentnet) cho rằng so với rất nhiều nước, môi trường làm việc ở Việt Nam hiện khá tích cực với nữ giới. 

"Tôi quan sát và thấy phụ nữ ở Việt Nam không bị phân biệt đối xử nhiều trong công việc hay tuyển dụng. Bên cạnh đó, thông qua các chuyến công tác hay dự hội thảo tại nước ngoài, tôi rất tự hào khi thấy các đồng nghiệp nước ngoài thường trầm trồ vì các lãnh đạo nữ từ Việt Nam đa phần đều giỏi cả chuyên môn", chị Yến Trinh chia sẻ.

Nước nào nhiều phi công nữ nhất thế giới?

TTO - Với tỉ lệ 12% phi công là nữ, Ấn Độ là quốc gia có tỉ lệ nữ phi công cao nhất thế giới và đặc biệt hơn nữa, khi tại đây không có sự chênh lệch về mức lương giữa hai giới trong nghề lái máy bay.

CÔNG NHẬT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên