TTCT - Cứ thử tưởng tượng bạn có một đứa con nhưng tối nào cũng có người gửi tin nhắn hỏi xem hôm nay cháu thế nào, học ngoan không, ăn ngủ tốt không, có vấn đề gì cần nhắc nhở không… hết ngày này qua ngày khác thì bạn sẽ khủng hoảng đến mức nào. Minh họa: illustrationroom.com.auBản chất của giáo dục là tạo ra sự trưởng thành của người học, chứ không phải là cung cấp dịch vụ cho người thụ hưởng. Sự trưởng thành này không thể mua được bằng tiền, mà chỉ có thể đến từ sự tham gia tích cực của chính học sinh thông qua sự hướng dẫn của thầy cô và sự hỗ trợ của gia đình.Đầu năm học, tôi có trao đổi với giáo viên: Các thầy cô cần thông báo cho phụ huynh của lớp mình biết, nếu không phải việc khẩn cấp, giáo viên sẽ không trả lời tin nhắn sau 21h.Sở dĩ tôi khuyên như vậy vì tôi thấy ngày nay, đặc biệt ở khối trường tư thục, giáo viên đang phải chịu áp lực quá lớn trong công việc.Kết thúc việc trường, trở về nhà các thầy cô còn phải trả lời tin nhắn, hỏi đáp của phụ huynh. Nhiều người cho biết có khi 23h khuya vẫn có phụ huynh nhắn tin hỏi.Như thế, giáo viên gần như không còn thời gian nghỉ ngơi. Thường xuyên phải trả lời tin nhắn, điện thoại, thường là đến tận 22h.Việc này kéo dài hết ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe giáo viên, cả thể chất lẫn tinh thần.Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng này?Sau nhiều quan sát và suy ngẫm, tôi thấy nổi lên các nguyên nhân chính sau:Đầu tiên, là do công nghệ phát triển nên việc liên lạc giữa người với người quá dễ và quá rẻ. Mỗi phụ huynh hiện giờ có thể ở trong hàng chục nhóm Zalo, Facebook… khác nhau. Mỗi ngày họ có thể gửi hàng trăm tin nhắn miễn phí. Vì thế, nhiều người nhắn tin liên tục, theo nhu cầu và cảm xúc tức thời của mình mà không cần biết hoặc không nghĩ thêm một nấc nữa, rằng điều đó có ảnh hưởng sâu xa gì đến người khác.Ở Việt Nam, do thói quen làm việc qua các công cụ chat gia tăng nên với rất nhiều người, nhắn tin đã trở thành phương thức liên lạc chính, đến mức hình thành văn hóa "ngay và luôn" và cũng đòi hỏi hồi đáp "ngay và luôn" trong mọi ứng xử.Văn hóa coi xã hội như đại gia đình, và chiến thuật gia đình hóa các mối quan hệ trong công việc lại càng làm cho việc làm phiền người khác qua tin nhắn có thêm cơ sở khi nó được coi là tạo sự thân thiết, gần gũi. Đặc biệt trong ngành giáo dục, khi cả phụ huynh và giáo viên đều có mối quan tâm chung là việc học của con trẻ, việc nhắn tin, trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên trở thành một mặc định.Hệ quả là giáo viên liên tục bị giội bom tin nhắn sau khi đã kết thúc giờ làm việc. Các tin nhắn đều liên quan đến hỏi han, cập nhật việc học, việc chơi, ăn, ngủ, nghỉ… của con khi ở trường nên được phụ huynh coi là chính đáng. Việc trả lời những tin nhắn đó được hiểu là trách nhiệm với công việc.Tuy nhiên, là một giáo viên, bạn sẽ phải hồi đáp hàng chục phụ huynh, việc đó quả thực rất áp lực.Cứ thử tưởng tượng bạn có một đứa con nhưng tối nào cũng có người gửi tin nhắn hỏi xem hôm nay cháu thế nào, học ngoan không, ăn ngủ tốt không, có vấn đề gì cần nhắc nhở không… hết ngày này qua ngày khác thì bạn sẽ khủng hoảng đến mức nào.Thứ hai, là do áp lực của dư luận mạng xã hội lên giáo viên và nhà trường quá lớn. Bất cứ sự cố nhỏ nào trong giáo dục cũng đều có thể lên mạng ngay lập tức, gây ra một làn sóng, tạo áp lực lên nhà trường.Người đưa các thông tin lên mạng có thể không hình dung hết hệ quả mà nó gây ra, nên việc đăng thông tin lên mạng xã hội hay chia sẻ trong các hội nhóm, đôi khi chỉ là sự bộc phát nhằm giải tỏa bức xúc nhất thời, mà không hiểu được đó có thể là mồi lửa đốt cháy cả một cánh rừng.Con người vốn dĩ thích các tin giật gân, tiêu cực, dễ thổi phồng nên chỉ một sự việc nhỏ, khi lên mạng xã hội, có thể trở thành một sự kiện thời sự.Với văn hóa cảm tính của người Việt, tâm lý đám đông rất dễ bùng phát, biến các sự cố nhỏ trong giáo dục trở thành các cơn bão mạng xã hội đầy cuồng nộ, có thể nhấn chìm bất cứ người nào, tổ chức nào.Một số cơ quan quản lý nhà nước lại ngày càng có xu hướng điều hành chạy theo dư luận, vì nếu không, cũng có thể bị cơn khủng hoảng truyền thông nhấn chìm, nên thường rất nhanh đưa ra biện pháp xử lý hành chính với các cơ sở giáo dục. Điều này làm cho một sự cố nhỏ trở thành một khủng hoảng truyền thông, rồi tiếp đó leo thang thành một khủng hoảng sinh tồn. Chính vì thế, giáo viên và nhà trường rất sợ phụ huynh tung tin và gây áp lực trên mạng xã hội!Ảnh: The TelegraphThứ ba, là việc quản lý, giám sát của nhà trường với giáo viên ngày càng chặt chẽ, khắt khe. Lý do là việc áp dụng các kỹ năng quản lý doanh nghiệp vào ngành giáo dục đã trở nên phổ biến, cộng với việc ứng dụng các hệ thống thông tin, các hệ thống camera giám sát… làm cho giáo viên dù ở nhà hay ở cơ quan thì vẫn nằm trong tầm kiểm soát của nhà trường.Một tin nhắn của phụ huynh vào buổi tối, nếu không được giải đáp thỏa đáng, chỉ vài giờ sau rất có thể đã được phản ảnh đến hiệu trưởng. Điều này làm cho giáo viên không dám lơ là, dù đã kết thúc giờ làm việc và về nghỉ ở nhà.Trong vòng xoáy của áp lực dư luận và giám sát từ các cơ quan quản lý, việc giám sát của nhà trường đối với giáo viên trở thành hiển nhiên và được coi như một khâu trong quản lý rủi ro của nhà trường. Nếu là giáo viên, bạn chỉ có thể tuân thủ và không thể phản đối.Thứ tư là quan điểm coi giáo dục là dịch vụ nên phụ huynh và học sinh tự cho mình có quyền đòi hỏi phải được phục vụ, được hưởng các chế độ chăm sóc khách hàng như với các ngành dịch vụ khác. Đặc biệt là ở các trường tư thục, tâm lý được phục vụ trở thành một mặc định, khi ngay trong thỏa thuận nhập học, nhiều trường ghi rõ các điều khoản về cung cấp hoặc tạm dừng dịch vụ giáo dục cho học sinh.Trên thực tế, giáo dục không phải là một dịch vụ thuần túy. Chất lượng của giáo dục cũng không do nhà trường, tức bên cung cấp dịch vụ giáo dục, quyết định hoàn toàn, mà phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của chính học sinh và gia đình. Nhưng rất ít phụ huynh hiểu đúng và đầy đủ điều đó. Cũng rất ít nhà trường giải thích được rõ điều đó cho phụ huynh hiểu, nên đã lựa chọn giải pháp an toàn mà thị trường đã coi như khuôn vàng thước ngọc ở trong ứng xử: Khách hàng là thượng đế!Nếu trong các ngành nghề kinh doanh khác, quan niệm khách hàng là thượng đế có thể đúng, thì trong giáo dục, điều đó là nguy hiểm. Theo một nghĩa nào đó, chính phụ huynh cũng đang cung cấp dịch vụ giáo dục trong gia đình cho con mình. Vậy cứ thử ngẫm xem, nếu cha mẹ coi con mình là thượng đế, thì chuyện gì sẽ xảy ra?Với giáo viên của các trường công, do mức lương cơ bản là thấp so với mặt bằng chung của xã hội, nên phải tìm cách có thêm thu nhập, chủ yếu là dạy thêm cho chính học sinh của mình. Vì thế, rất nhiều giáo viên đã chủ động "chăm sóc khách hàng" của mình. Điều này tạo ra một nhận thức chung rằng giáo viên phải luôn sẵn sàng chăm sóc khách hàng, cả công và tư. Ai trả tiền, người đó có quyền. Đó là mặc định của nền kinh tế thị trường.Tất cả những điều này tạo điều kiện cho sự xuất hiện tất yếu của một lớp phụ huynh mới: Phụ huynh quyền lực. Ngày xưa, nhận thức chung của phụ huynh là: Trăm sự nhờ thầy. Nhưng ngày nay, với nhiều phụ huynh: Trăm sự nhờ tiền. Đây là một nỗi buồn lớn của giáo dục!Ảnh: ShutterstockVậy giải pháp là gì?Tôi cho rằng, giải pháp cho vấn đề này phải xuất phát từ việc nhìn rõ bản chất của giáo dục. Đó là tạo ra sự trưởng thành của người học, chứ không phải là cung cấp dịch vụ cho người thụ hưởng. Sự trưởng thành này không thể mua được bằng tiền, mà chỉ có thể đến từ sự tham gia tích cực của chính học sinh thông qua sự hướng dẫn của thầy cô và sự hỗ trợ của gia đình.Suy cho cùng, không ai có thể sống thay người khác, trưởng thành thay người khác. Dù có yêu con đến mấy, cha mẹ cũng không thể sống thay con và trưởng thành thay con.Do đó, cha mẹ chỉ có thể hỗ trợ con trưởng thành, thông qua sự trao quyền, trao cơ hội, cho chính con mình và cho nhà trường, thông qua tiếp cận đồng kiến tạo trong giáo dục.Khi đó sẽ không có kẻ bán và người mua dịch vụ giáo dục, cũng không còn các phụ huynh quyền lực, mà chỉ có những người đồng kiến tạo sự trưởng thành cùng con trẻ. ■ Tags: Ngành giáo dụcGửi tin nhắnMạng xã hộiCung cấp dịch vụThời gian nghỉ ngơiTrường tư thụcTâm lý đám đông
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Lời khai của nghi phạm đốt quán cà phê khiến 11 người chết DANH TRỌNG 19/12/2024 Nghi phạm Cao Văn Hùng khai do xảy ra mâu thuẫn, đánh nhau với nhóm khách 7 người nên bực tức đi mua xăng về phóng hỏa đốt quán cà phê, khiến 11 người tử vong.
Giá vàng giảm mạnh, vàng miếng bốc hơi 1 triệu đồng/lượng ÁNH HỒNG 19/12/2024 Giá vàng thế giới đã bốc hơi gần 60 USD/ounce, rơi thẳng đứng từ 2.650 USD/ounce xuống sát mốc 2.590 USD/ounce sau phát biểu của chủ tịch Fed.
Tôi từ chối lời tri ân sau khi xem phim Công tử Bạc Liêu PHAN TRUNG NGHĨA 19/12/2024 Lời tòa soạn: Nhà văn Phan Trung Nghĩa, tác giả tập khảo cứu Công tử Bạc Liêu sự thật và giai thoại, gửi cho Tuổi Trẻ những cảm xúc của ông sau khi xem phim Công tử Bạc Liêu.
Đổ xăng phóng hỏa làm 11 người chết, nghi can là ai? HỒNG QUANG 19/12/2024 Chính quyền xã Đại Mạch (Đông Anh, Hà Nội) cho biết Cao Văn Hùng không phải người địa phương mà có thời gian qua lại nơi này. Công an cho hay sau khi làm ngọn lửa bùng lên ở quán cà phê, Hùng đã bỏ đi.