Khi triển khai mô hình này ở bậc tiểu học, do có kinh phí của dự án, một phần muốn ưu tiên cho những nơi điều kiện giáo dục còn khó khăn, một phần cũng muốn có thực tiễn ở nhiều vùng, miền về mức độ đáp ứng mô hình giáo dục mới (trình độ giáo viên, mức độ tiếp thu, thực hiện của học sinh, sự hợp tác của phụ huynh học sinh, nhà trường) nên Bộ GD-ĐT ưu tiên kinh phí dự án nhiều hơn cho các vùng khó.
Từ thực tế thực hiện ở bậc tiểu học cho thấy ở nhiều vùng khó khăn, việc triển khai có hiệu quả tốt. Điều này cho thấy mô hình trường học mới không phải quá khó, học sinh ở những khu vực có điều kiện giáo dục khác nhau đều có thể đáp ứng yêu cầu”.
Theo ông Hiển, ngoài 1.447 trường tiểu học được thụ hưởng kinh phí từ dự án, các trường tiểu học khác và các trường THCS tự nguyện triển khai. Bộ GD-ĐT không có kinh phí đầu tư mà chỉ hỗ trợ kinh phí để tổ chức tập huấn cán bộ, giáo viên. Bộ GD-ĐT đã tổ chức thử nghiệm ở sáu tỉnh vào năm học 2014 - 2015, trong đó có đại diện các vùng, miền khác nhau và nhìn chung các địa phương đều thực hiện tốt.
Việc phụ huynh ở hai trường thuộc Đắk Lắk phản đối cho con học mô hình trường học mới ở THCS do ở bậc tiểu học đã không tiếp thu được tốt kiến thức với mô hình này, Bộ GD-ĐT sẽ đề nghị Sở GD-ĐT Đắk Lắk báo cáo cụ thể tình hình, tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới việc học sinh không tiếp thu được là do khâu triển khai thực hiện không đúng hay vì lý do khách quan khác. Từ đó sẽ rút kinh nghiệm, điều chỉnh việc chỉ đạo thực hiện.
“Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, những trường hợp học sinh không đáp ứng và không hứng thú với mô hình trường học này không nhiều, so với số học sinh đã được thụ hưởng mô hình này trên cả nước ở cả hai bậc học. Nhiều địa phương, có những trường không nằm trong phạm vi chỉ đạo thực hiện đã chủ động xin được tham gia, xuất phát từ chính nhu cầu của cha mẹ học sinh” - ông Hiển cho biết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận