Nhiều phụ huynh trong một group về nuôi dạy con trên Facebook hào hứng thiết kế góc sách, để đặt những viên gạch đầu tiên trên hành trình giúp sách trở thành một phần cuộc sống của con trẻ.
Chuỗi hoạt động với chủ đề "Đặt điện thoại xuống, cầm sách lên" đã được các thành viên trong nhóm "Dạy con trong hạnh phúc" với gần 200.000 thành viên trên Facebook thực hiện, tạo nên hiệu ứng lan tỏa và nuôi dưỡng văn hóa đọc mạnh mẽ.
Thầy giáo Dương Quang Minh (Cần Thơ) - người đề xuất ý tưởng thực hiện chuỗi hoạt động "Đặt điện thoại xuống, cầm sách lên" - cho biết chiến dịch không chỉ kêu gọi lan tỏa văn hóa đọc mà còn hướng dẫn các bậc cha mẹ cách thức đưa văn hóa đọc len lỏi vào cuộc sống hằng ngày một cách tự nhiên, theo một lộ trình đã được áp dụng thực tiễn và hiệu quả ở nhiều gia đình.
Và để con đọc sách, điều đầu tiên cha mẹ cần trân trọng sách. Chính vì vậy ngay sau buổi workshop đầu tiên, cuộc thi "Góc sách nhà mình" được triển khai, kích thích các cha mẹ trong nhóm hào hứng bắt tay vào thiết kế góc sách trong mỗi gia đình.
"Góc sách đó không cần mua sắm, đầu tư quá nhiều tiền, thậm chí có thể tận dụng các vật dụng có sẵn trong gia đình để tạo ra. Nó sẽ như một góc thiên đường, góc riêng tư, góc bí mật của trẻ, có trẻ và sách.
Muốn con bạn đọc sách thì con tim và tâm trí của bạn phải dành cho sách. Cha mẹ trân trọng cái gì tự khắc con mình trân trọng cái đó. Và chỉ riêng việc trong mỗi gia đình có một góc sách như thế này thôi, xác suất đọc sách của con trẻ đã tăng lên rồi", người sáng lập nhóm "Dạy con trong hạnh phúc" nhấn mạnh.
Dưới đây là những câu chuyện của phụ huynh trong hành trình tạo thói quen đọc sách cho con:
Khơi gợi đam mê phía bên trong con
Những cha mẹ thực hiện chương trình "Đặt điện thoại xuống, cầm sách lên" cũng cho biết sau khi "đặt viên gạch đầu tiên" là thiết kế góc sách để hấp dẫn con trẻ, thì việc quan trọng tiếp theo là vun bồi, khơi gợi đam mê phía bên trong con.
Chính vì vậy mà chương trình sẽ được chia làm nhiều kỳ, diễn ra trong cả năm 2024. Kỳ 1 bắt đầu từ ngày 1-1 đến 7-2 với 12 buổi workshop cầm tay chỉ việc để các cha mẹ hành động, với các chủ đề như: Nghệ thuật nuôi dạy đứa trẻ đọc sách; Chọn sách đúng, đọc sách sâu; Bố mẹ đọc, con đam mê; Đọc sách để tiếng Việt đẹp hơn; Nhà có sách - gia đình hạnh phúc; Sách biến ước mơ của con thành hiện thực…
Song song với đó, các cuộc thi mang đến nhiều gắn kết, tương tác, trải nghiệm thú vị dành cho các gia đình cũng được diễn ra như: Góc sách nhà mình; Cả nhà cùng đi nhà sách; Yêu sách lại từ đầu; Chơi sách vui, thấm sách sâu; Bé yêu nghe bố mẹ đọc; Viết thư cho tương lai.
Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP.HCM) yêu cầu những học sinh phạm lỗi phải đọc sách, viết cảm nhận. Hình thức xử phạt này được dư luận quan tâm tán thành nhưng cũng nhận về những ý kiến trái chiều.
Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận