TTCT - "Việc cho tư nhân đóng góp vào các trường công làm tăng khoảng cách giàu nghèo. Nó làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng trong tài chính". Một hoạt động gây quỹ của hội phụ huynh và giáo viên trường tiểu học Junipero Serra (San Francisco). Ảnh: Tearsa Joy Hammock/San Francisco Public PressTại Mỹ, mô hình Hội phụ huynh và giáo viên (Parent - Teacher Association, PTA) rất phổ biến với khoảng 20.000 đơn vị trên cả nước. Theo trang Vox, PTA là tổ chức do phụ huynh điều hành ở cấp trường nhằm giúp cha mẹ học sinh và gia đình tham gia nhiều hơn vào việc giáo dục con cái. Các tổ chức này thường được tài trợ bởi các khoản đóng góp từ phụ huynh, và vì thế, nguồn lực của PTA có thể khác biệt đáng kể giữa các trường, cả cùng lẫn khác địa phương; hưởng lợi nhiều nhất vẫn là học sinh con nhà giàu.Theo trang web chung của các PTA ở bang California, các hội phụ huynh và giáo viên tổ chức nhiều hoạt động gây quỹ khác nhau, từ bán hàng đến các sự kiện như thi chạy bộ, thi đọc sách, dùng các công cụ trực tuyến… Tiền chi vào việc gì thì tùy thuộc nhu cầu, thứ mà mỗi hội phải đánh giá và vạch rõ hằng năm: tài trợ cho các chương trình bồi dưỡng học thuật, chẳng hạn đi thực tế hoặc các chương trình nghệ thuật sau giờ học; tài trợ cho các sự kiện và hoạt động tăng cường gắn bó của gia đình với trường học; hỗ trợ các chương trình y tế, an toàn và giáo dục thể chất.Vấn đề của mô hình này là nó gây ra tình trạng bất bình đẳng về cơ sở vật chất và tài nguyên học tập giữa trường giàu và trường nghèo. Nói đúng hơn là trường có phụ huynh dư dả - nơi PTA có thể gây được kinh phí lên đến sáu con số, đủ để tăng lương giáo viên, sắm dàn nhạc cho trường, tổ chức hoạt động vui chơi giải trí... và trường có phụ huynh khó khăn - chỉ có kinh phí vài ngàn USD.Trên The New York Times năm 2013, Rob Reich, giáo sư khoa học chính trị và giáo dục tại Stanford và là đồng giám đốc Trung tâm từ thiện và xã hội dân sự của trường này, từng chỉ trích các nỗ lực gây quỹ của phụ huynh học sinh trong các cộng đồng giàu có. "Việc cho tư nhân đóng góp vào các trường công làm tăng khoảng cách giàu nghèo. Nó làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng trong tài chính" - ông viết.Qua nghiên cứu số liệu, Reich nhận thấy phụ huynh ở vùng ngoại ô giàu có của Hillsborough, California đã kêu gọi được khoảng 2.300 USD cho mỗi học sinh, thông qua các cuộc đấu giá trực tuyến với phần thưởng hấp dẫn. Số tiền này dùng để tài trợ cho việc giảm sĩ số lớp học, thuê thủ thư, giáo viên âm nhạc và trang bị công nghệ thông minh trong lớp. Ngược lại, một quỹ ở Oakland chỉ quyên góp được 100 USD cho mỗi học sinh. Quỹ do hội phụ huynh kêu gọi không tồn tại ở hầu hết các thành phố và vùng nông thôn nghèo của đất nước. Theo Reich, những bậc cha mẹ có học thức cao, giàu có này sử dụng quyền lực đồng tiền để làm một số việc có lợi cho con cái của họ, do đó nhiều khả năng sẽ ít ủng hộ những thay đổi chính sách có lợi cho học sinh ở các trường khác.Trái lại, Jay P. Greene, giáo sư giáo dục và khoa học chính trị tại Đại học Arkansas, nói rằng số tiền phụ huynh thu được là không đáng kể so với tổng số tiền chi tiêu hằng năm cho các trường công lập. Greene đổ lỗi cho giới truyền thông vì đã đánh giá quá cao tác động của các nhóm phụ huynh giàu có, chỉ trích báo chí đã giật gân hóa các khoản quyên góp 1 triệu USD cho trường học.Cả Greene và Reich đều không khuyến nghị hạn chế việc quyên tiền cho trường học của các nhóm phụ huynh. Ngăn phụ huynh quyên tiền cho trường học sẽ làm giảm tính gắn kết của họ với nhà trường. Ngoài ra, nếu người giàu không thể cung cấp sân chơi hay thiết bị hiện đại cho con cái họ ở trường, họ sẽ gửi lũ trẻ sang trường khác hoặc rút khỏi hệ thống trường công.Greene tin rằng cách tốt nhất để giảm bất bình đẳng trong trường học là tập trung vào việc tuyển dụng giáo viên chất lượng cao hơn (và trả lương tốt hơn) cho các trường học khó khăn, còn Reich cho rằng những cải cách chính sách về chuyện phụ huynh gây quỹ cho trường học sẽ giúp tăng tính công bằng.Một giải pháp tốt hơn là chia sẻ nguồn lực: khoản đóng góp của phụ huynh cho một trường có thể được chia sẻ cho các trường trong cùng khu vực hành chính, để mang lại lợi ích cho những đứa trẻ khác, chứ không chỉ con cái của những bậc cha mẹ giàu có.■ Tags: Hội phụ huynhGiáo dục con cáiPhụ huynh học sinhKhoảng cách giàu nghèoBậc cha mẹCon nhà giàuMỹLương giáo viênTiền trườngĐóng góp quỹ phụ huynh
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đại biểu Quốc hội: Điều hòa dân nghèo cũng sử dụng, sao xem là xa xỉ để áp thuế tiêu thụ đặc biệt TIẾN LONG 22/11/2024 Người lao động nghèo ở nhà trọ cũng lắp máy điều hòa, không hiểu sao lại đưa mặt hàng này vào hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Thiếu phôi bằng lái, xe 'trùm mền' HÀ MI 22/11/2024 Tình trạng thiếu phôi bằng lái đang lan ra nhiều tỉnh thành cả nước. Hệ lụy của thực trạng này là hàng chục ngàn người dân bị "treo bằng" dù thi đậu, có địa phương phải loay hoay đi mượn phôi hoặc bất đắc dĩ tạm dừng kỳ sát hạch.
Ông Kim Jong Un: Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh hạt nhân MINH KHÔI 22/11/2024 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un khẳng định bán đảo Triều Tiên chưa bao giờ đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân nghiêm trọng như hiện nay.