Phelps với những “dấu tích” giác hơi trên cơ thể Ảnh: Reuters |
Theo AFP, Phelps là một trong số khá nhiều VĐV ở Olympic chọn phương pháp giác hơi để đảm bảo sức khỏe khi thi đấu. “Tôi làm giác hơi nhiều lần rồi nhưng chưa bao giờ bị vết giác đậm như vậy” - Phelps giải thích với các phóng viên tác nghiệp tại Rio. Năm 2015, anh từng tung lên Instagram bức ảnh chụp cảnh mình được giác hơi. “Hôm qua do bị đau, tôi đã đề nghị được giác hơi” - Phelps nói. Hôm 8-8, cứ mỗi phút đã có gần 300 tin nhắn nhắc đến Phelps trên mạng xã hội Twitter.
VĐV thể dục dụng cụ Alex Naddour (Mỹ, 25 tuổi) và kình ngư Pavel Sankovich (Belarus) cũng rất thích giác hơi. Tuần trước, Naddour đăng lên trang cá nhân bức ảnh “tự sướng” chụp vết giác hơi lớn trên vai anh. Hồi tháng 6, Sankovich cũng đăng ảnh trên Instagram với dòng trạng thái: “Giác hơi là biện pháp phục hồi rất tốt”.
Dù vậy, theo AFP, giới y học phương Tây tỏ ra nghi ngờ hiệu quả của giác hơi. “Không có cơ sở khoa học nào cho thấy giác hơi có thể đem lại hiệu quả về sức khỏe” - Hiệp hội Ung thư Mỹ tuyên bố hôm 8-8. Tuy nhiên, bà Jessica MacLean, giám đốc Hiệp hội Liệu pháp giác hơi quốc tế, khẳng định trong ba ngày qua doanh số thiết bị giác hơi tăng vọt 20%. Các chuyên gia y tế cũng vội vã xin giấy phép để thực hiện liệu pháp giác hơi. “Mỗi khi có gì đó diễn ra và được báo chí đăng tải, mọi người lại chú ý đến giác hơi. Khi họ thử và thấy hồi phục hiệu quả, họ sẽ không để tâm đến cơ sở khoa học. Họ chỉ quan tâm đến việc nó đem lại tác dụng thật sự” - bà Jessica MacLean nhấn mạnh.
Hôm nay (10-8), Phelps sẽ có HCV Olympic thứ 20? 8g28 hôm nay (10-8), Michael Phelps sẽ hướng đến mục tiêu đoạt chiếc HCV Olympic thứ 20 trong sự nghiệp khi tham dự đợt bơi chung kết 200m bơi bướm. Đối thủ lớn nhất của Phelps là kình ngư người Nam Phi Chad le Clos - VĐV đã đánh bại Phelps ở nội dung này tại Olympic London 2012. (H.D.) |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận