Ông Nguyên Văn Quảng - phó viện trưởng VKSND Tối cao - phát biểu tại hội nghị - Ảnh: ĐỨC THỊNH
Theo ông Quảng, lâu nay các cơ quan tố tụng vẫn coi tin báo tố giác tội phạm là giai đoạn tiền tố tụng, nhưng một trong những yêu cầu đối với các cấp kiểm sát đó chính là phải làm chặt, làm tốt khâu giải quyết tin báo tố giác tội phạm để phòng tránh oan, sai.
Ông Quảng cũng cho biết điểm mới trong chỉ thị của viện trưởng VKSND Tối cao năm 2019 là lãnh đạo VKS các cấp cần phải thực hiện rõ rệt vai trò kiểm tra và vai trò quyết định đối với các vụ việc.
"Bởi thực tế có những sự việc xảy ra chúng ta thường hay đổ lỗi cho cấp dưới đề xuất, nhưng vai trò quyết định là của lãnh đạo. Nhân đây tôi cũng nhắc lại việc không bổ nhiệm một lãnh đạo VKS cấp huyện ở tỉnh Cà Mau, đây là việc đã được cân nhắc rất nhiều vì quá trình đảm nhiệm chức vụ, tại viện này xảy ra một số vụ án oan sai.
Có quan điểm cho rằng do kiểm sát viên, cấp phó quyết định, còn viện trưởng chỉ giữ vai trò chung thôi. Nhưng sau khi xem lại thì rõ vàng đồng chí này có trách nhiệm quyết định. Bởi vậy, vừa rồi ban cán sự đảng đã không tái bộ nhiệm.
Do đó, cần phải xem lại việc quy trách nhiệm người lãnh đạo, người lãnh đạo là người quyết định về đường lối, không thể đổ trách nhiệm cho bộ phận tham mưu", ông Quảng nói.
Về giảm thấp nhất án oan sai, ông Quảng cho rằng cần phải áp dụng biện pháp chống oan sai ngay từ đầu.
"Trước đây chúng ta coi việc giải quyết tin báo tố giác tội phạm như là một biện pháp phụ nhưng bây giờ cần phải xác định đây là một phần của làm án chứ không phải là giai đoạn tiền tố tụng nữa. Cần chuyển tư duy trong thực hiện chức năng trong việc xác minh tin báo tố giác tội phạm để chống oan sai, lọt tội phạm từ giai đoạn đầu. Chứ khởi tố rồi, truy tố rồi thì giải quyết oan sai lại là một câu chuyện dài", ông Quảng nêu.
Tại hội nghị, bà Nguyễn Quỳnh Lan - phó trưởng phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử án kinh tế và chức vụ, VKSND TP.HCM - cho biết VKSND TP đã xử các vụ án lớn về kinh tế với hàng trăm bị cáo và tổng số tiền thiệt hại lên tới hơn 30.000 tỉ đồng.
Ngoài việc đó là những vụ án lớn, tình tiết phức tạp, hồ sơ nhiều khiến công tác nghiên cứu hồ sơ rất vất vả thì khi xét xử, có những phiên luật sư cung cấp cho toà những tài liệu không có giá trị pháp lý để yêu cầu HĐXX hoãn phiên toà, hoặc có bị cáo bế con sơ sinh ra toà…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận