14/01/2019 15:00 GMT+7

Phòng ngừa chuyển dạ sinh non

Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng
Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng

Nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ sinh non có thể giúp tránh khỏi việc sinh quá sớm.

Phòng ngừa chuyển dạ sinh non - Ảnh 1.

Gọi bác sĩ để được tư vấn. Ảnh: moderneternity.com

Chuyển dạ sinh non là chuyển dạ sớm trước 37 tuần của thai kỳ. Trẻ sinh quá sớm (sinh non) gặp nhiều vấn đề về sức khỏe lúc mới sinh, cũng như trong quá trình sống, hoặc cần phải nằm bệnh viện lâu hơn những trẻ sinh đủ tháng.

Nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ sinh non có thể giúp tránh khỏi việc sinh quá sớm. Nếu sản phụ có một trong những dấu hiệu chuyển dạ sinh non, thì nhanh chóng gọi bác sĩ là điều tốt nhất có thể làm.

Những dấu hiệu của chuyển dạ sinh non là gì?

Những dấu hiệu chuyển dạ sinh non là:

- Cơn co thắt ở bụng >= 1 cơn/10 phút.

- Thay đổi màu sắc dịch tiết âm đạo hoặc chảy máu âm đạo.

- Cảm giác như thai nhi bị đẩy xuống hay gọi là tình trạng gia tăng áp lực vùng chậu.

- Đau lưng âm ỉ, liên tục.

- Đau bụng cảm giác như khi hành kinh.

- Đau bụng có thể kèm tiêu chảy.

Nên làm gì khi sản phụ có những dấu hiệu chuyển dạ sinh non?

Gọi ngay bác sĩ để tư vấn cho sản phụ:

- Đến ngay phòng khám hoặc bệnh viện.

- Dừng các công việc đang làm, và nghỉ ngơi ít nhất 1 giờ.

- Uống hai đến ba ly nước, hoặc nước trái cây (không uống cafe hay nước ngọt có ga).

Nếu có những dấu hiệu xấu hơn, hoặc tiếp diễn thì gọi cho bác sĩ, hoặc đưa sản phụ đến bệnh viện. Nếu những dấu hiệu trên ngừng lại, hãy giúp sản phụ nghỉ ngơi thư giãn mỗi ngày.

Có thể làm gì khác để giúp phòng ngừa chuyển dạ sinh non?

Không phải lúc nào cũng biết chính xác nguyên nhân gây chuyển dạ sinh non. Tuy nhiên có nhiều yếu tố làm sản phụ tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non. Một số điều có thể giúp sản phụ giảm nguy cơ chuyển dạ sinh non.

- Bỏ thuốc lá, bia rượu và uống thuốc theo đơn.

- Kiểm soát cân nặng trong thai kỳ.

- Ăn thức ăn đảm bảo sức khỏe và vận động nhẹ nhàng mỗi ngày.

- Điều trị bệnh hiện mắc như đái tháo đường, tăng huyết áp.

- Phòng ngừa nhiễm trùng, đảm bảo chủng ngừa các bệnh nhiễm trùng như cúm và ho gà. Xét nghiệm và điều trị nếu có nguy cơ mắc các bệnh truyền qua đường tình dục (STD) như herpes sinh dục, HIV.

- Sử dụng các biện pháp tránh thai giữa 2 lần sinh để không mang thai lại quá sớm. Thời gian tốt nhất giữa 2 lần sinh ít nhất 18 tháng.

- Giảm stress bằng cách trò chuyện, chia sẻ, có người giúp đỡ công việc nhà và dành thời gian riêng cho chính mình. Nếu sản phụ lo lắng về công việc thì hãy trao đổi với sếp, nếu sản phụ cần hỗ trợ nhiều hơn thì hãy trao đổi với bác sĩ để được giúp đỡ./.


Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên