Phóng to |
Tiêm phòng văcxin cúm H5N1 ở Tiền Giang - Ảnh: Thành Bắc |
Theo ông Kỳ, từ nguồn tài trợ chống cúm gia cầm đợt 4 của Chính phủ, Cục Thú y đã cấp 80 triệu liều văcxin ngừa cúm gia cầm và đến giờ trên 60 triệu gia cầm được tiêm ngừa. Tuy nhiên vẫn xuất hiện ổ dịch tại Tiền Giang (và trước đó tại Cà Mau) do còn chủ nuôi không cho gia cầm tiêm ngừa.
Không đáp ứng miễn dịch với văcxin
Mặc dù cúm gia cầm không rầm rộ trong năm 2011 (rải rác xuất hiện một số ổ dịch cúm gia cầm ở Phú Thọ, Quảng Trị...), nhưng đáng lo ngại là gia cầm miền Bắc và miền Trung đều không có đáp ứng miễn dịch với loại văcxin clade 1 hiện có, do gia cầm chủ yếu nhiễm loại clade 3.2 nhánh A và B, tiêm văcxin không hiệu quả, nên Cục Thú y hiện chỉ tổ chức tiêm ngừa ở 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Còn miền Bắc và miền Trung lại không có biện pháp đặc hiệu chống dịch.
Vì vậy, để chống cúm gia cầm ở miền Bắc và miền Trung, hiện Cục Thú y vẫn tập trung vào phát hiện sớm, bao vây ổ dịch, khử trùng khử khuẩn môi trường. Ông Kỳ cho hay với ổ dịch H5N1 tại Phú Thọ năm 2011 vừa qua, cục đã yêu cầu thực hiện ráo riết các biện pháp này trong vòng một tuần và hiệu quả là dịch không lan rộng. Tính đến tháng 11-2011 có 43 tỉnh thành trong cả nước hoàn tất chiến dịch vệ sinh môi trường ngừa dịch cúm gia cầm, với 250 tấn hóa chất khử trùng được phun và sử dụng. Cũng do chống dịch H5N1 trên gia cầm hiệu quả, năm 2011 đã không có trường hợp nhiễm H5N1 trên người.
Chú ý dịch lở mồm long móng, H5N1
Cục Thú y và Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) sẽ phối hợp ra một công điện khẩn khuyến cáo các địa phương biện pháp chống rét cho trâu bò, phòng dịch lở mồm long móng, heo tai xanh và H5N1 trên gia cầm. Cục Thú y cũng có văn bản hướng dẫn kiểm dịch động vật tươi sống dùng làm thực phẩm vận chuyển ra ngoài địa phương, theo hướng chỉ kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho thịt có nguồn gốc từ cơ sở giết mổ, có phương tiện vận chuyển chuyên dụng. Trường hợp thời gian vận chuyển kéo dài một ngày, nhiệt độ bảo quản yêu cầu 4-70C; thời gian vận chuyển trên ba ngày, nhiệt độ bảo quản yêu cầu 0-30C; thời gian vận chuyển kéo dài hơn, nhiệt độ bảo quản tối thiểu yêu cầu -100C.
Nhiều chuyên gia y tế lo ngại dịch cúm A/H5N1 có thể vẫn ngấm ngầm nguy cơ bùng phát khi mùa đông đến, thời tiết giá lạnh, dịch cúm dễ lây lan. Tuy nhiên những năm trước khi dịch được cảnh báo mạnh mẽ, các chốt kiểm dịch được tăng cường, việc vận chuyển gà sống (gà lông) chưa qua kiểm dịch được giám sát khá chặt thì mùa đông năm nay tại các cửa ngõ thủ đô, không khó để nhận ra việc phòng dịch cúm A/H5N1 bị lơ là.
Tuy nhiên theo ông Văn Đăng Kỳ, nhờ nguồn hỗ trợ của Tổ chức Lương nông thế giới, hiện cơ quan thú y vùng, các chi cục thú y đang giám sát chặt gia cầm vào chợ và siêu thị, cảnh báo nhanh trong trường hợp phát hiện gia cầm nhiễm cúm H5N1. Vì vậy tết này mọi người có thể yên tâm khi đưa các món ăn chế biến từ gia cầm vào thực đơn. Song cần tuyệt đối tránh các món ăn nguy hiểm như tiết canh (có thể bị lây bệnh liên cầu lợn, sán, cúm H5N1), gỏi cá do tỉ lệ cá nhiễm ký sinh trùng hiện khá cao, nem chạo...
Nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm H5N1 Ổ dịch cúm gia cầm H5N1 đầu tiên trong năm 2012 xuất hiện tại xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) đã được ngành thú y tiêu hủy, dập dịch xong. Theo ông Lê Minh Khánh, chi cục trưởng Chi cục Thú y Tiền Giang, ngành đang triển khai tất cả biện pháp khống chế không để dịch bùng phát như: tiêm phòng, phun thuốc tiêu độc, sát trùng. Tuy nhiên, theo nhiều hộ chăn nuôi, thời tiết lạnh như hiện nay rất dễ làm bùng phát dịch cúm gia cầm bởi tỉ lệ gia cầm được tiêm phòng chỉ đạt khoảng 80%. Ông Cao Văn Hóa, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, cho biết toàn tỉnh hiện có khoảng 6,2 triệu gia cầm, trong đó khoảng 20% chưa được tiêm phòng. Đàn gà 2.500 con vừa bị nhiễm cúm H5N1 chưa được tiêm phòng mặc dù đã nuôi được 85 ngày. Điều đó cho thấy nếu gia cầm được tiêm phòng đầy đủ theo quy định sẽ không mắc bệnh. Bác sĩ Nguyễn Thị Như Mai, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Tiền Giang, cho biết thêm ngành y tế đã tiến hành xử lý môi trường xung quanh ổ bệnh cúm gia cầm ở xã Bình Phú. Đồng thời đã lên danh sách những người có tiếp xúc trực tiếp với đàn gia cầm này để theo dõi sức khỏe hằng ngày. Hiện chưa nghe địa phương báo có hiện tượng gì lạ. Địa phương giáp ranh tỉnh Tiền Giang có đàn gia cầm rất lớn là Long An cũng đang ưu tiên cho công tác phòng chống cúm. Ông Đinh Văn Thế, chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Long An, nói ngay sau khi biết tin tại Tiền Giang xuất hiện ổ bệnh cúm, chi cục thú y đã cho rà soát việc tiêm phòng, đặc biệt là vùng giáp ranh Tiền Giang. V.TR. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận