Ảnh minh họa. Nguồn: wisegeek.com
Ung thư xương là một căn bệnh nghe còn khá xa lạ với nhiều người. Đó là căn bệnh rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 0,05% dân số. Dấu hiệu để phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu cũng khá mờ nhạt, vì thế bệnh đã âm thầm diễn ra bên trong và lặng lẽ cướp đi sinh mạng của nhiều người.
Các bệnh xương khớp thường gặp nhất hiện nay
Ung thư xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và xuất hiện nhiều nhất ở tuổi vị thành niên. Bệnh thường xảy ra ở gần gối, xa khuỷu, hay gặp ở đầu trên xương chày, đầu gối, đầu trên xương cánh tay.
Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau mơ hồ trong xương, sau đó đau rõ từng đợt ngắn, rất khó chịu dẫn đến chán nản, mệt mỏi và không còn sức làm bất cứ điều gì.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
- Sưng hoặc nổi u cục: Khi phát hiện các mô xương ở bàn chân, đấu gối, khuỷu với bề mặt trơn bóng hoặc lồi lõm bất thường thì cũng là một dấu hiệu không dễ bỏ qua.
- Rối loạn chức năng xương: Khi bệnh nhân bị ung thư xương nặng hơn vào giai đoạn muộn hơn sẽ gây ra các cơn đau, sưng, và các triệu chứng teo cơ kèm theo.
- Sốt kéo dài: Sốt cao dài ngày không rõ nguyên nhân sẽ dễ khiến bạn nhầm với các bệnh thông thường. Nhưng hãy cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư xương tiên phát.
- Đau nhức toàn thân: Khi gặp phải căn bệnh này sẽ khiến xương bị đau, dẫn đến đau nhức toàn thân và cảm thấy khó chịu, mất ngủ, chán ăn, giảm cân đột ngột, thiếu máu.
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư xương
- Chấn thương mãn tính: Do các chấn thương xảy ra tại các vùng xương, đó cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến ung thư xương.
- Yếu tố di truyền: Đây cũng là một yếu tố dẫn đến mắc bệnh hàng đầu.
- Xạ trị: Bệnh nhân khi mắc một căn bệnh ung thư nào khác, khi tiến hành xạ trị liều cao, gây phơi nhiễm phóng xạ dẫn đến mắc bệnh ung thư xương.
- Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ xương ra, ung thư xương còn có thể là ung thư xương thứ phát do các tế bào ung thư của các cơ quan khác trong cơ thể di căn tới.
Ung thư xương có thể được điều trị nếu chẩn đoán ở giai đoạn sớm và có thể phòng ngừa nếu bạn nhận thức được hậu quả khôn lường của nó.
Biện pháp giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh
- Tạo thói quen, lối sống lành mạnh: bằng việc thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá…
- Uống trà xanh mỗi ngày: trà xanh không chỉ giúp làm đẹp da mà còn chứa thuộc tính chống ung thư. Một tách trà xanh mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa ung thư hiệu quả.
- Tắm nắng: Các tia UV của ánh mặt trời nếu được hấp thụ một cách hợp lý, sẽ giúp hấp thụ vitamin D ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư.
- Nhận thức về việc di truyền: Khi trong gia đình có người bị ung thư xương, bạn nên đề phòng và làm xét nghiệm từ sớm để ngăn ngừa và điều trị kịp thời.
- Sàng lọc ung thư xương: Nếu bạn từng xạ trị, hóa trị, cấy ghép kim loại điều trị gãy xương, thì nên tiến hành xét nghiệm sàng lọc để được bác sĩ phát hiện khi còn giai đoạn đầu và điều trị hiệu quả hơn.
Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn. Và quan trọng hơn hết bạn hãy luôn lạc quan, vui vẻ, yêu đời vì đó sẽ là sức mạnh lớn nhất có tác dụng thúc đẩy sức khỏe thể chất tuyệt vời.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận