Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Mong chỉ có một chuẩn mực cho phở Việt là không tưởng, khác gì một hồi người ta tính đóng khung chuẩn mực cho bún bò rồi đã thất bại. Nhưng, cho dù đó là phở gu Nam hay Bắc, phở ngoài nước hay trong nước, phở nhà này với nhà kia, chí ít cũng phải nhận ra đó chính là vị phở, hương phở. Có như thế mới mong phở bay đi khắp thế giới, chinh phục những người sành ăn khó tính.
Tuổi đời của phở khá non trẻ khi theo các nhà nghiên cứu văn hóa ẩm thực, món ăn này ra đời vào khoảng cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20.
Có nhiều giả thiết về nguồn gốc của phở, như có người cho rằng nó có gốc gác từ món Ngưu nhục phấn (Trung Quốc), rồi có người cho rằng nó là một sự biến tấu của món bò hầm Potaufeu của Pháp. Tuy nhiên, so sánh về bản chất của hai món vừa kể, thật khó để bảo rằng phở là hậu thân của hai món ấy.
Ngày nay, người ta dần tin vào giả thiết thứ 3, phở là biến tấu của món xáo trâu, một món ăn thuần Việt và ngày xưa thường phục vụ cho tầng lớp bình dân. Sau này, khi người Pháp vào thì người Việt mới sử dụng thịt bò và những bộ xương bò không biết làm gì đã được sáng tạo mang đi hầm rồi trở thành món phở trứ danh.
Chuyện lịch sử chỉ nhắc lại một chút để biết, chứ điều quan trọng hơn cả là món phở ngon thật, và đã thuyết phục được khẩu vị khắp năm châu. Chả thế mà dù ra đời khá muộn màn, đến tận năm 1930 mới lần đầu xuất hiện danh từ phở trong tự điển Khai Trí Tiến Đức, nhưng chưa đầy 100 năm đã chễm chệ trên công cụ tìm kiếm nhiều nhất thế giới - Google.
Trong khoảng giữa của hai cột móc ấy, phở đã có những dấu ấn khác, như tháng 9-2007 từ phở xuất hiện trong tự điển Oxford lừng danh của Anh. Ngày 19-5-2014, từ phở xuất hiện trong hệ thống từ điển nổi tiếng của Mỹ - Merriam Webster. Hai năm sau, vào ngày 26-5-2016, từ điển nổi tiếng của người Pháp Le Petit Larousse cập nhật từ phở…
Các tờ báo, chuyên trang ẩm thực cũng nhiều lần đề cập, bình chọn phở bằng nhiều mỹ từ đầy vẻ yêu chiều. Mới nhất, vào tháng 4-2021, chuyên trang Love Food của Anh đã đưa ra một danh sách các món ăn "phải thử trong đời". Trong danh sách đó, người Nhật có mì Ramen, người Trung Quốc có vịt quay Bắc Kinh, người Pháp có món bò hầm Bourguinon, người Ý có món mì Cacio E Pepe, người Hàn có món cơm trộn Bibimbap, người Úc có món cá Barramundi… và Việt Nam có phở.
Cứ thế, phở theo chân người Việt lan tỏa khắp 5 châu, và ngày càng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt bạn bè quốc tế.
Phở Việt như một cô gái đẹp đỏng đảnh, không dễ chiều. Một món ăn có tên chung là phở, nhưng mỗi miền mỗi vẻ, thậm chí mỗi người mỗi vẻ.
Hồi đầu tháng 5 -2021, trên trang du lịch của BBC có một bài viết của tác giả Lili Tu nói về câu chuyện những tranh cãi dai dẳng xung quanh món phở.
Vâng, cùng là phở cả, nhưng một người miền Bắc vào Nam ăn tô phở đặc trưng Sài Gòn thì bỉu môi: Phở gì ngọt như chè, đã vậy lại còn ăn với giá trụng, bỏ thêm cả tương đen nữa… Chưa kể, cái thìa (muỗng) nông choèn choèn, nên cứ như là "tát nước dùng vào mồm"! Ngược lại, một anh người Nam ra Hà Nội ăn phở thì chê nhạt, và "phở mà không có tương đen tương đỏ thì vứt".
Sự khác biệt không chỉ vùng miền mà còn cả khoảng cách thế hệ. Một ông cụ Hà Nội thuộc thế hệ đầu tiên mang phở vào Sài Gòn (ông đã mất cách đây hai năm) mở một tiệm phở ở quận 1 (TP.HCM), và quyết giữ cái hồn cốt của phở xưa, nhưng chính người Bắc bây giờ cũng lắc đầu bảo ăn không ngon.
Hay như bây giờ ra Hà Nội, bảo bạn bè đưa đi thưởng thức tô phở ngon nhất Thủ đô, ắt cũng cãi nhau tưng bừng.
Trong nước đã thế, huống hồ nước ngoài. Chả thế mà Giáo sư Bae Yang Soo - trưởng khoa tiếng Việt trường ĐH ngoại ngữ Busan Hàn Quốc - một người từng có nhiều sống tại Việt Nam, cho biết: "Ăn phở ở Hàn khác xa ở VIệt Nam"!
Cái sự phong phú đến đỏng đảnh đó đã có phần ngáng chân phở trên con đường chinh phục thế giới.
Mong chỉ có một chuẩn mực cho phở Việt là không tưởng, khác gì một hồi người ta tính đóng khung chuẩn mực cho bún bò rồi đã thất bại. Nhưng, cho dù đó là phở gu Nam hay Bắc, phở ngoài nước hay trong nước, phở nhà này với nhà kia, chí ít cũng phải nhận ra đó chính là vị phở, hương phở. Có như thế mới mong phở bay đi khắp thế giới, chinh phục những người sành ăn khó tính.
Và đó là lý do mà Báo Tuổi Trẻ xung phong làm sự kiện Ngày của phở vào 12-12 hàng năm.
Người ta vẫn thường nói rằng "con đường chinh phục trái tim nhanh nhất là qua đường bao tử"! Điều ấy không chỉ đúng cho những bà vợ muốn giữ chân các ông chồng lãng mạn; mà cả đúng cho việc phát triển văn hóa của một quốc gia, một vùng đất.
Tuổi Trẻ có sáng kiến tổ chức Ngày của phở lần đầu tiên vào 12-12-2017 chỉ với lý do như thế. Đó là mong muốn mọi người trên thế giới thưởng thức món phở độc đáo của người Việt sẽ hiểu nhiều hơn đến cái hồn của người Việt. Đó là ăn một tô phở không chỉ đơn thuần để no, mà còn phải ngon, đầy đủ dinh dưỡng; thậm chí phở còn như một vị thuốc giải cảm, với nhiều gia vị thật sự là thuốc trong Đông y như quế, hồi, thảo quả.
Trong lần tổ chức đầu tiên, Ngày của phở không chỉ đề cao văn hóa Việt, ẩm thực Việt mà còn đi sâu vào khía cạnh kinh tế, cải thiện đời sống cho người nông dân. Cụ thế, một kg gạo nếu chỉ dùng để nấu thành cơm thì giá trị kinh tế chỉ là 1, còn nếu chế biến thành bánh phở thì giá trị kinh tế tăng lên gấp 6 lần! Nghĩa là thế giới ăn phở càng nhiều, người nông dân Việt càng vui!
Bước sang tuổi lên 2, tại sự kiện Ngày của phở 12-12-2018, Cục sở hữu trí tuệ đã trao quyết định công nhận Ngày của Phở 12-12 thuộc bản quyền sở hữu của Báo Tuổi Trẻ. Kể từ đó, trách nhiệm như nặng nề hơn với các nhà tổ chức, cụ thể là phải luôn tìm tòi những điều mới mẻ để Ngày của phở hằng năm thêm phong phú, hấp dẫn.
Ví dụ như bước sang tuổi lên 3, đã có thêm sự kiện Đi tìm người nấu phở ngon với các danh hiệu Hoa hồi vàng, Hoa hồi Bạc. Có những chủ nhân của danh hiệu Hoa hồi vàng đã kinh doanh Phở rất thành công như Nguyễn Tiêu Bích Trân Trân - phở 34 Cao Thắng (TPHCM); Cao Văn Luận (Melbourne - Úc)… Nhờ vậy, tiếng lành đồn xa, và năm sau luôn có nhiều thí sinh đăng ký tham gia hơn năm trước.
Cũng ở tuổi lên 3, Ngày của phở thêm một hoạt động là đưa phở về vùng sâu vùng xa. Chúng ta sẽ không thể hình dung nổi là một món ăn phổ biến, thông dụng như phở nhưng không phải người dân Việt nào cũng có cơ hội nếm qua. Cụ thể, năm 2019, tất cả thành viên trong đoàn mang phở về Sóc Bombo (Bình Phước) đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến những đứa trẻ say sưa ăn tô phở đầu tiên trong đời. Hay năm 2019, nhiều người dân ở Thanh Chương, Nghệ An cũng thú nhận lần đầu biết đến phở.
Và năm nay, ở tuổi lên 5, khi cả thế giới chứ không riêng gì Việt Nam đều điêu đứng vì COVID-19, Ngày của phở cũng tìm cách đưa món ăn bổ dưỡng hấp dẫn này đến với cộng đồng, thông qua chương trình . Hơn 16.000 tô phở đã được mang đến các bệnh viện Lê Văn Thịnh, BV dã chiến số 3, 14, BV nhi đồng thành phố, BV điều trị COVID do BV Trung ương Huế đảm trách, BV ung bướu TPHCM… phục vụ y bác sĩ và bệnh nhân.
Trước khi chinh phục thế giới, phở phải chinh phục được người Việt! Hơn 16.000 tô phở của chương trình Xe phở yêu thương thật sự đã đi vào lòng người, khi nó không chỉ là một món ăn ngon, dinh dưỡng mà cả tấm lòng của tất cả mọi người, từ anh chị nấu phở đến các nhà hảo tâm.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận