GS Phong Lê nói Giao hưởng Điện Biên còn hơn cả một tác phẩm sử học. Bởi trong ấy tác giả gần như không để sót bất cứ một sự kiện, một diễn biến, một địa danh, một tên đất, tên người nào có liên quan đến Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Hơn cả một tác phẩm sử học
Đến chuyện vợ tướng Pháp de Castries với món quà gửi chồng là cuốn tiểu thuyết và bức thư, cũng được nhắc đến trong trường ca.
Và đặc biệt là danh sách một "binh chủng tinh thần" là binh chủng văn nghệ sĩ một lòng đi theo kháng chiến như: Đỗ Nhuận, Hoàng Vân, Lương Ngọc Trác, Trần Kư, Thái Duy, Thép Mới, Vũ Cao, Văn Phác, Nguyễn Bích, Mai Văn Hiến, Nguyễn Sáng, Tố Hữu, Trần Dần…
NSND Tạ Tuấn Minh đọc một chương trong trường ca Giao hưởng Điện Biên - Video - T.ĐIỂU
"Đây là đóng góp rất lớn của ông Hữu Thỉnh, một bổ sung cần thiết để có được bộ sưu tập đầy đủ chân dung và đóng góp của giới văn nghệ sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954, ba năm sau ngày Bác Hồ viết thư căn dặn giới văn nghệ sĩ: 'Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận và anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy'. Ông Hữu Thỉnh có lẽ là người đầu tiên thống kê được binh chủng tinh thần này", ông Phong Lê nhận xét.
Hơn 20 năm ấp ủ viết trường ca Điện Biên Phủ
Trường ca Giao hưởng Điện Biên được nhà thơ Hữu Thỉnh khởi bút viết vào đúng ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7-5-2023, và sau gần một năm, tác phẩm này được hoàn thành.
Nhưng thực ra mong muốn viết một trường ca về Điện Biên Phủ đã nảy nở trong ông từ năm 2001, khi ông lên trao giải thưởng văn học năm 2000 của Hội tặng tác phẩm Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà văn Hữu Mai thể hiện.
Hơn 20 năm qua, ông đã nhiều lần đọc lại tác phẩm nổi tiếng của Đại tướng, tiếp nhận từ đó những giá trị cao quý về vẻ đẹp của anh Bộ đội Cụ Hồ, về sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương, của Bác và đặc biệt là thiên tài quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
"Tác phẩm của Đại tướng đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho tôi. Sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã đi đến quyết định phải viết một cái gì đó về Điện Biên Phủ.
Trước khi bắt tay vào công việc khó khăn này, tôi đã nhiều lần lên Điện Biên, đến các địa danh lịch sử, gặp gỡ một số cán bộ, chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu ở Điện Biên, đọc rất nhiều sách báo trong và ngoài nước viết về võ công oanh liệt này của quân và dân ta trong thời đại Hồ Chí Minh.
Với tất cả sự thành tâm của mình, tôi chỉ dám xem Giao hưởng Điện Biên như một nén nhang tinh thần tri ân những người đã làm nên một trong những chiến công oanh liệt nhất trong thời đại Hồ Chí Minh", nhà thơ Hữu Thỉnh tâm sự trong lời tác giả tập thơ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận