Để trở thành di sản văn hóa phi vật thể, phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí.
Phở Nam Định và Hà Nội đáp ứng các tiêu chí
Cụ thể, nó vừa có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương, vừa phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người.
Nó được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi, tồn tại lâu dài và được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
Theo Quyết định trên, chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể có tên trong danh mục trên, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Trước đó, cả Hà Nội và Nam Định đều xây dựng hồ sơ đề nghị nghề nấu phở ở hai địa phương này là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngoài phở Nam Định và phở Hà Nội, tri thức dân gian mì Quảng cũng nằm trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này.
Như vậy tới thời điểm hiện tại, về ẩm thực, nước ta có tổng cộng các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm phở Nam Định, phở Hà Nội, mì Quảng, nghề làm nước mắm Nam Ô, nghề làm nước mắm Phú Quốc.
Nam Định hiện có khoảng 300 quán phở, nhiều nhất là TP Nam Định và huyện Nam Trực.
Ba làng Vân Cù, Giao Cù, Tây Lạc ở xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực được xem là quê hương của phở Nam Định. Ở đây có khoảng 600 người bán phở.
Trong khi đó, Hà Nội có gần 700 cửa hàng phở, những cửa hàng tập trung chủ yếu trên địa bàn các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Long Biên.
Những thương hiệu phở gia truyền (trên 2 đời làm phở) thường chỉ chuyên bán phở bò hoặc phở gà tập trung chủ yếu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình, quận Hai Bà Trưng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận