14/11/2018 20:30 GMT+7

Phó chủ tịch nước tôn vinh giáo viên dạy trẻ khuyết tật

HÀ THANH
HÀ THANH

TTO - Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá, những thầy cô giáo dạy trẻ khiếm khuyết ngoài lòng yêu nghề còn có lòng yêu trẻ, kiên trì, tâm huyết và tình thương tha thiết.

Phó chủ tịch nước tôn vinh giáo viên dạy trẻ khuyết tật - Ảnh 1.

Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gặp mặt các thầy, cô giáo dạy trẻ đặc biệt chiều 14-11 - Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Chiều 14-11 tại Phủ Chủ tịch, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã gặp gỡ 48 gương thầy, cô giáo trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2018.

Chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động - thương binh và xã hội tổ chức nhằm tôn vinh, chia sẻ khó khăn với các thầy, cô giáo đang giảng dạy các em học sinh khuyết tật trong cả nước.

"Từ xa xưa, ông cha nói "nhất tự vi sư, bán tự vi sư", đây là nghề cao quý và được tôn trọng. Càng xúc động hơn nữa đây là những thầy cô giáo ngoài tấm lòng yêu nghề, còn có tấm lòng yêu trẻ, kiên trì, tâm huyết, tình thương yêu với trẻ em, đặc biệt trẻ khuyết tật", Phó chủ tịch nước bày tỏ sự trân trọng khi gặp mặt các thầy, cô giáo.

Phó chủ tịch nước cho biết hiện cả nước có hơn 8% người khuyết tật, trong số này có gần 1/4 trẻ khuyết tật, vì thế việc chăm lo, hỗ trợ, quan tâm cho người khuyết tật là trách nhiệm của toàn xã hội.

Hiện nay, Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ chăm lo cho người khuyết tật, bên cạnh những ngôi trường dạy phổ thông thì luôn có những ngôi trường cho người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em.

Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh bày tỏ xúc động khi biết có thầy cô giáo hơn 33 năm trong nghề, có những giáo viên mới ra trường cũng tình nguyện tham gia giảng dạy tại các trung tâm, cơ sở giáo dục cho người khuyết tật. Chính các thầy cô giáo là những người tiêu biểu nhất trong đội ngũ giáo viên giảng dạy cho những đối tượng đặc biệt.

"Dạy một đứa trẻ bình thường đã vất vả, trước hết đòi hỏi có năng lực, phẩm chất của người thầy giáo. Nay không chỉ dạy chữ, mà quan tâm dạy người, dạy nghề", Phó chủ tịch nước nói. "Có những cháu khiếm khuyết về trí tuệ, thể lực, khiếm thính… đòi hỏi sự nỗ lực lớn, kiên trì rất cao và tấm lòng yêu trẻ tha thiết mới gắn bó được nghề này. Các thầy cô giáo thời gian qua giúp hàng trăm ngàn cháu được học chữ, học nghề, nhiều cháu hòa nhập được với cộng đồng".

Phó chủ tịch nước tôn vinh giáo viên dạy trẻ khuyết tật - Ảnh 2.

Phó chủ tịch nước tặng quà cho các thầy, cô giáo tại buổi gặp mặt - Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Phó chủ tịch nước cũng lắng nghe những chia sẻ, tâm tư của các thầy, cô giáo trong công tác giảng dạy trẻ, như thiếu các giáo viên chuyên biệt, khó khăn trong giáo trình giảng dạy và mong muốn lãnh đạo, xã hội quan tâm hơn đến công tác giảng dạy trẻ khuyết tật. 

Các giáo viên đưa ra một số kiến nghị như: quan tâm hơn nữa đến các cơ sở giáo dục, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên có điều kiện học tập kỹ năng, hướng dẫn, dạy cho từng đối tượng khuyết tật.

Cần hơn 850 tỉ đồng nâng chuẩn giáo viên mầm non lên cao đẳng

TTO - Với quy định trình độ chuẩn của giáo viên mầm non là tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trong dự thảo Luật giáo dục sửa đổi, Bộ GD-ĐT tính toán tổng kinh phí nâng chuẩn cho hơn 100.000 giáo viên hiện chưa đạt chuẩn.

HÀ THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên