Cứ nhân vật thứ ba chen ngang tình yêu của hai nhân vật chính thì y như rằng anh/chị này sẽ làm điều xấu để cản trở đôi tình nhân kia, không nói xấu với bố mẹ hai nhân vật chính thì cũng lừa cho có thai.
Phóng to |
Một cảnh trong Giã từ dĩ vãng - một phim từng được nhiều khán giả yêu thích |
Ơ hay cũng phải có người yêu thứ ba cao thượng biết chúc phúc cho người ta chứ. Nếu không thì cũng phải có người đường đường chính chính biết đấu tranh giành lấy tình yêu cho mình. Sao cứ người thứ ba là phải xấu xa đến thế? Hai nhân vật chính nếu lúc đầu gặp nhau mà cãi nhau chí chóe là ôi thôi thể nào đến vài tập nữa cũng yêu nhau, gần cuối là hiểu lầm, đến cuối là cưới, xong.
Về phần diễn viên, có những người tay ngang khi khóc chỉ có nước tèm lem trên mặt kèm theo đó là tiếng “hu hu”, “hic hic” rất lớn của diễn viên lồng tiếng, đến đây có muốn xem cũng nản.
Ngoài ra, còn những hạt sạn to đùng như: một cô gái từ nông thôn bước lên thành phố, áo quần rất chi ra dáng nhà quê, cô nghèo không tiền đóng học phí nhưng đầu cô lúc nào cũng bóng mượt, nhìn thì rõ là tóc đã được duỗi cẩn thận, bàn tay cô vẫn mượt mà không chút dấu vết của những ngày cực khổ ở quê, thế thì ai mà tin nhà cô ấy nghèo được???
Nhắc tới phim Việt là nhắc tới... Nếu nhắc tới phim Hàn Quốc người ta nghĩ đến phim gia đình, Trung Quốc là phim cổ trang, Mỹ là phim hành động… thì tại sao Việt Nam lại không tự cho mình một “định nghĩa” riêng. Tại sao kịch bản chỉ mua lại, "xào" lại mà không biết tìm cho mình lối đi khác. Tôi từng thấy chủ đề phim nông thôn Việt Nam có rất nhiều phim hay và in dấu ấn. Hay những phim chủ đề về học sinh, sinh viên với những tình huống bi hài có đủ cũng sẽ là đề tài rất thu hút. |
Ngoài ra, có nhiều bộ phim được chuyển thể từ các bộ truyện hay của các tác giả trong nước, thế nhưng tại sao khi chuyển qua làm phim lại khiến người xem thấy uể oải và chán nản đến thế.
Đơn cử như bộ phim Phía cuối cầu vồng được làm theo truyện cùng tên của tác giả Phan Hồn Nhiên. Chỉ mới xem tập 1 tôi đã thấy nản rồi, nhìn nhân vật nam chính cao to đẹp trai nhưng khuôn mặt cứ đơ ra, không rõ cảm xúc vui hay buồn, các cô gái thì cứ chạy nháo nhào, nhí nhố một cách giả tạo, người xem cũng thấy mệt theo tiếng cười của các cô.
Trong bộ phim đang chiếu trên VTV3 Lời thú tội của Eva, cô nhân vật San cứ phải la hét, rên hừ hừ. Nhân vật nam chính trước khi đi làm là không quên quay lại xách theo hộp thuốc màu xanh xanh, mà hộp thuốc đấy bao giờ cũng được quay cái tên ra ngoài, nếu không người xem lại không biết của hãng nào.
Nên chăng các đạo diễn nghiêm khắc hơn với chỉ đạo của mình. Tại sao những phân đoạn mà diễn viên diễn dở như thế, đơ như thế mà đạo diễn vẫn nói “OK”? Tại sao không quay đi quay lại cho thật hoàn thiện?
Hay tại diễn viên tệ quá, không thể diễn ra được cái hồn của nhân vật? Nếu như thế cũng đừng ngại ngần thay luôn diễn viên dở tệ đó, đó mới chính là sự đầu tư nghiêm túc cho một tác phẩm nghệ thuật.
Một phần quan trọng trong một bộ phim là lồng tiếng, nếu không có điều kiện thu âm trực tiếp, thiết nghĩ nhà làm phim cũng nên đầu tư hơn về phần này, phim có hay đến đâu mà tiếng nói của diễn viên quá nhạt, hoặc khẩu miệng nói một đằng mà tiếng phát ra lại khác hoàn toàn sẽ khiến người xem dù có muốn coi phim Việt đến đâu cũng nản.
Lẽ ra theo thời gian, phim Việt phải tiến bộ lên mới phải
Cách đây hơn 10 năm, những bộ phim truyền hình phản ánh cuộc sống xã hội lúc bấy giờ rất hay như Giã từ dĩ vãng,Đồng tiền xương máu… Đến mức chỉ cần tiếng nhạc vang lên khán giả sẽ biết ngay đó là phim gì và chờ đến giờ để xem.
Hơn 10 năm sau, khán giả của phim truyền hình Việt luôn hi vọng, chờ đợi sẽ có những bộ phim sau hay hơn phim trước. Nhưng sự thật thì những bộ phim truyền hình ngày càng quá dở, quá tệ? Không lẽ phim truyền hình chúng ta đang tụt hậu so với cách đây hơn 10 năm???
Vì sao những bộ phim truyền hình “thừa lượng thiếu chất” ấy vẫn cứ nhan nhản xuất hiện trong những giờ vàng trên tivi? Vì sao hàng trăm sinh viên trường sân khấu điện ảnh ra trường không có đất diễn trong khi đó các ngôi sao ca nhạc lại được mời để rồi khán giả phải xem những diễn viên diễn xuất ...không chịu nổi?
Tôi nghĩ trách nhiệm trước hết phải là của các nhà đài khi họ phát sóng những bộ phim yếu kém ấy đến với người xem. Liệu đây có phải là việc làm cẩu thả, dễ dãi và không tôn trọng khán giả khi cho công chiếu những bộ phim yếu kém ấy trên các phương tiện nghe nhìn…?
Một lợi thế của điện ảnh là cận cảnh. Nhờ đó khán giả có thể thấy rõ diễn xuất nét mặt của diễn viên tùy theo diễn biến của cốt truyện làm cho phim trở nên hấp dẫn. Ở các phim nước ngoài tôi thấy họ thường dùng tỉ lệ 4 gần, 1 xa, thậm chí 6, 7 gần, 1 xa. Còn ở phim Việt Nam thì ngược lại. Do đó khi xem phim truyền hình Việt Nam, tôi thấy cũng giống như ngồi ở rạp hát xem kịch nói vậy. Có lẽ do kinh phí ít, không có nhiều máy quay đồng thời trong cùng một cảnh phim chăng? Tôi nghĩ các nhà làm phim nên sớm khắc phục nhược điểm này. |
Theo bạn, phim Việt hiện nay nên khắc phục ngay vấn đề nào dưới đây?
Đề tài xa lạ với cuộc sống Diễn xuất của diễn viên kém Lời thoại nhạt nhẽo, không chân thật Kịch bản không hấp dẫn, phim dài lê thê Quảng cáo chèn trong phim quá lộ liễu Ý kiến khác
|
Diễn đàn “Khán giả chê phim Việt, vì sao?” do TTO tổ chức với mong muốn nhận được những bài viết thẳng thắn mổ xẻ tình trạng hiện nay của cả điện ảnh lẫn truyền hình Việt Nam, qua đó đưa ra những gợi ý, giải pháp để nâng tầm chất lượng của phim Việt. Mời bạn đọc gởi bài viết với những gợi ý sau: - Bạn thấy kịch bản phim Việt hiện nay như thế nào? Độ hợp lý/ gần gũi/hấp dẫn? Như thế nào là những kịch bản điện ảnh lay động, hấp dẫn, gần gũi. - Thoại trong phim Việt có tự nhiên hay lên gân, hay nghe giả tạo? - Đạo diễn Việt Nam còn thiếu điều gì để có nhiều bộ phim xứng tầm, không lạc lõng giữa thị trường, không coi thường khán giả. - Chất lượng diễn viên hiện nay như thế nào: diễn xuất của diễn viên / mức độ hóa thân vào nhân vật? - Âm nhạc cho phim - Vai trò của nhà phê bình, nhà sản xuất, nhà quản lý cũng như hội đồng duyệt phim… Bạn cũng có thể đề cập cái hay nên học hỏi của những bộ phim truyền hình/ điện ảnh hay của Việt Nam/ thế giới… Bài viết xin vui lòng gửi về [email protected]; tiêu đề ghi Diễn đàn phim Việt. Bài viết gõ bằng Unicode, không quá 1.000 chữ. Dưới bài vui lòng ghi đầy đủ thông tin cá nhân để tòa soạn tiện liên hệ. Mời xem thêm: Thoại trong phim như người nước ngoài nói tiếng ViệtPhim truyền hình Việt: giá chót phải là 30 tập? |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận