06/04/2018 11:20 GMT+7

Phim Trung Quốc 'áp' công thức cho Giai điệu chủ để đẩy phim đi xa

MAI NGUYÊN
MAI NGUYÊN

TTO - Sau WTO, đa số các phim Giai điệu chủ có công thức: lấy chiến tranh là chủ đề chính, xây dựng nhân vật anh hùng, lấy ngôi sao để câu khách.

Phim Trung Quốc áp công thức cho Giai điệu chủ để đẩy phim đi xa - Ảnh 1.

Dù phim truyền hình, điện ảnh, phim chiến tranh, cổ trang hay ngôn tình... thì đều thuộc Giai điệu chủ của Trung Quốc.

Năm 2001, khi Trung Quốc gia nhập WTO, các công ty điện ảnh Trung Quốc bắt buộc phải thay đổi. Không còn bầu sữa nhà nước, giới làm phải nghĩ cách khác để đẩy phim của mình đi xa hơn.

Vân thuỷ dao là bộ phim đầu tiên của dòng ra đời theo phong cách này. Từ một nội dung hơi hướng chính luận về vấn đề Đài Loan - Trung Quốc, phim tập trung khai thác tình yêu của bộ ba Trần Khôn - Từ Nhược Tuyên - Lý Băng Băng với bối cảnh trải dài từ Phúc Kiến, Tây Tạng, Đài Loan, Thượng Hải, Liêu Ninh.

Trailer phim Vân thủy dao - bộ phim đầu tiên tình cảm hóa phim cúng cụ

Đây cũng là phim đầu tiên của dòng Giai điệu chủ Trung Quốc được công chiếu thương mại ở rạp nước ngoài (Singapore).

Dù không phải phim thắng về doanh thu nhưng số giải thưởng đạt được của phim đã khiến các phim Giai điệu chủ khác không thể không học hỏi.

Từ sau Vân thuỷ dao, Hiệu lệnh tập kết của Phùng Tiểu Cương, Phong thanh, bộ ba Tam Kiến, Thập nguyệt vi thành, Đường Sơn đại địa chấn, Đấu trí núi Uy Hổ, Điệp vụ Tam Giác Vàng và gần đây nhất là Chiến lang, Thợ săn bầu trời, Điệp vụ biển Đỏ… đều là các phim bom tấn của dòng Giai điệu chủ ra rạp với bằng cách "thị trường hoá phim cúng cụ".

Phim Trung Quốc áp công thức cho Giai điệu chủ để đẩy phim đi xa - Ảnh 3.

Đường Sơn Đại địa chấn - phim hiếm hoi không theo công thức Giai điệu chủ

Ngoại trừ một vài phim hiếm hoi như Đường Sơn đại địa chấn, đa phần các phim này đều có một công thức chung:

- Lấy chiến tranh là chủ đề chính

- Xây dựng nhân vật anh hùng

- Lấy ngôi sao để câu khách.

Với cách này, Hiệu lệnh tập kết của Phùng Tiểu Cương năm 2007 đạt doanh thu 25 triệu NDT. Phong thanh năm 2009 được 20 triệu. Cùng năm đó, Kiến quốc đại nghiệp thu về 39 triệu.

Trailer phim Kiến quốc đại nghiệp

Năm 2010, Đường Sơn đại địa chấn, bộ phim do tỉnh Hà Bắc đặt hàng Phùng Tiểu Cương thu về 65 triệu tệ.

Đấu trí núi Uy Hổ, một phim 3D của Từ Khắc đạt 88 triệu tệ và được chấm tới 8.5 điểm trên IDMB. Điệp vụ sông Tam Giác Vàng còn cao hơn, 120 triệu tệ.

Phim 3D Đấu trí núi Uy Hổ nhận được đánh giá cao của IDMB, vốn được chuyển thể từ một vở kinh kịch cách mạng từ năm 1958

Những bộ phim này dần phá vỡ thế "không người xem" của dòng Giai điệu chủ. Cùng với đó, các phim này được tích cực giới thiệu trên thị trường quốc tế.

Tiếp đến là những cuộc hợp tác với Hollywood, cho ra đời những Trường Thành (Lengendary Pictures), và gần đây nhất là Pacific Rim 2 - một sản phẩm kết hợp giữa Warner Bros và Lengendary Pictures.

Pacific Rim Trỗi dậy - phim Trung Quốc phải có ngôi sao quốc dân Trung Quốc

Minh tinh bị bủa vây

Có thể nhận thấy rõ, sự thành công của những bộ phim này phần lớn đến từ sự góp mặt của các ngôi sao lớn, từ sao thực lực đến các tiểu thịt tươi (chỉ những sao trẻ mới nổi).

Phim Thợ săn bầu trời do Lý Thần đạo diễn nên tranh thủ đưa bạn gái Phạm Băng Băng vào vai trò nữ chính kiêm nhà sản xuất.

Phim Trung Quốc áp công thức cho Giai điệu chủ để đẩy phim đi xa - Ảnh 7.

Pham Băng Băng nhờ người yêu mà có mặt trong Thợ săn bầu trời

Điệp vụ biển Đỏ có mặt Hoàng Cảnh Du, dù chỉ là vai nam thứ.

Chiến lang 2 nếu không có Trương Hàn, chưa chắc Ngô Kinh đã đánh được vào nhóm fan trẻ - lứa tuổi đang sẵn lòng chi tiền mua vé xem phim nhất.

Hay điển hình bộ ba Tam Kiến, "thiên hà Hoa ngữ" tụ tập đủ mặt mỗi phim gần 200 người. Có những ngôi sao lớn cũng chỉ xuất hiện vài ba cảnh. 

Tất nhiên, để đưa được cả dàn sao lớn ấy là nhờ danh tiếng của đạo diễn Hán Tam Bình, ông trùm điện ảnh Trung Hoa.

Phim Trung Quốc áp công thức cho Giai điệu chủ để đẩy phim đi xa - Ảnh 8.

Ngô Vũ Sâm thứ 2 từ trái qua, Thành Long và Hán Tam Bình ngoài cùng bên phải trong lễ ra mắt phim Xích Bích năm 2009

Giới điện ảnh Trung Quốc có câu nói: "Hán Tam Bình có thể làm những điều mà cả Steven Spelberg cũng không làm được".

Thêm vào đó, thời điểm trước khi chốt danh sách diễn viên Tam Kiến, trên các diễn đàn bỗng xôn xao câu chuyện quốc tịch. Một loạt diễn viên lớn bị lục lại nghi án đã bỏ quốc tịch Trung Quốc như Trương Quốc Lập, Lý Liên Kiệt, Hồ Quân, Hứa Tịnh…

Làn sóng tẩy chay các diễn viên này ngày càng lớn. Giữa nghi án ấy, Hán Tam Bình đứng ra "cứu nguy" bằng tuyên bố: "Chỉ cần có dòng máu Trung Quốc là có thể đóng phim lịch sử Trung Quốc".

Phim Trung Quốc áp công thức cho Giai điệu chủ để đẩy phim đi xa - Ảnh 9.

Kiến quốc đại nghiệp nhờ uy của Hán Tam Bình mà quy tụ được cả dàn sao

Vậy là kể cả các ngôi sao đang chần chừ cũng đều nhất loạt nhận lời tham gia phim của Hán. Nếu không, cái án "phản quốc" rất có thể khiến họ cả đời không còn chỗ dung thân ở mảnh đất tỷ dân này. Cho đến giờ, đây vẫn là một nghi án về chiêu tung tin của Trung Ảnh khiến các ngôi sao không còn đường lùi.

Kể từ Kiến quốc đại nghiệp, "trận đồ minh tinh" trở thành một mốt trong điện ảnh Giai điệu chủ. Sau bộ ba Tam Kiến có Thập nguyệt vi thành, Kim lăng thập tam thoa cũng theo phương án này.

Cuối năm 2002, phim Anh hùng của Trương Nghệ Mưu ra rạp.

Đó cũng là phim mở đầu của dòng phim Giai điệu chủ bom tấn.

Doanh thu quốc nội của Anh hùng là 25 triệu USD nhưng khi phát hành ở thị trường Mỹ, phim vào top doanh thu cao 2 tuần liên tiếp, tổng doanh thu đạt 110 triệu USD.

Giai điệu chủ của phim Trung Quốc và chiến dịch thâm nhập Đông Nam Á

TTO - Phim ngôn tình thì đổi qua kháng chiến với cái kết, Ngô Kinh bỗng được 'thổi' lên với Chiến lang... Đó là một chiến lược mang tên Giai điệu chủ của Trung Quốc.

MAI NGUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên