Phóng to |
Ông Nguyễn Quý Hòa - tổng giám đốc HTV (bìa trái) - trò chuyện cùng các nhà làm phim tài liệu Nhật Bản tại hội thảo - Ảnh: C.K. |
Đặt vấn đề về công tác sản xuất và phát sóng, nhưng hội thảo lại tản mát các ý kiến chủ yếu về kỹ năng làm phim tài liệu, thắc mắc về cơ cấu giải thưởng của liên hoan phim và thiên hơn về chia sẻ kỷ niệm làm phim. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến đáng chú ý khi nói về thực trạng sản xuất phim tài liệu truyền hình hiện nay ở các đài.
Đến từ đài PT-TH Đà Nẵng, ông Huỳnh Văn Hùng chia sẻ: “Người làm phim tài liệu có tên tuổi hiện tại như lá mùa thu. Những đài trung tâm lớn như VTV, HTV có dấu hiệu chững lại, thậm chí đi xuống trong lĩnh vực sản xuất phim tài liệu, phóng sự chuyên đề. May mắn là những đài tỉnh lẻ vươn lên mạnh mẽ. Ví dụ như đài Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Bình, Vĩnh Long, Cần Thơ, Lâm Đồng đều có giải tại liên hoan truyền hình toàn quốc. Rõ ràng phim tài liệu không phải là sân chơi độc quyền của các ông lớn nữa. Mặc dù vậy, một số phim vẫn chưa biết cách đặt vấn đề. Người xem coi 2-3 phút vẫn chưa biết phim đề cập vấn đề gì!”.
"Việc nâng tầm phim tài liệu không phải quá nan giải. Sâu xa là các nhà đài đặt nó vào đâu trong chiến lược phát triển của họ để xây dựng chính sách về nguồn nhân lực, trí lực..." Nhà biên kịch Trần Đức Tuấn |
Ông Nguyễn Quý Hòa - tổng giám đốc HTV, đơn vị mà ông Hòa cho biết đầu tư sản xuất cho phim tài liệu không dưới 20 tỉ đồng mỗi năm và dành cho phim tài liệu khung giờ cố định - lại mang đến chút lạc quan: “Khán giả xem truyền hình đang có sự phân chia, giới trẻ có xu hướng nghiêng về giải trí nhưng khán giả xem phim tài liệu không những không ít đi mà phim tài liệu còn được đón nhận nhiều, khán giả cũng trẻ hóa. Vấn đề là chất lượng, tính thông tin và độ hấp dẫn mà phim mang lại. Bộ phim Biên giới Tây Nam - cuộc chiến tranh bắt buộc cho đến giờ vẫn được đón xem. Các đài PT-TH địa phương và cả đài truyền hình Campuchia đã đề nghị HTV cung cấp phim để phát sóng. Tôi từng nhận được cả trăm tin nhắn bày tỏ tình cảm với bộ phim này. Hay như phim Ðồng Tháp Mười - chiến khu bưng biền huyền thoại, nguyên thủ tướng Phan Văn Khải đã xem liền một lúc bốn tập, ông bảo rằng tưởng phim tài liệu khô khan nhưng xem phim ông đã khóc... Niềm tin và tác động của phim tài liệu vẫn còn rất lớn”.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
Truyền hình vốn là một kênh phổ biến rất quan trọng của phim tài liệu, bởi ở VN và ngay cả trên thế giới hiếm khi phim tài liệu được ra rạp và có khả năng bán vé thu lời. Tuy nhiên, nếu như trên thế giới các kênh chiếu phim tài liệu như National Geographic Television, Discovery Channel... rất hấp dẫn và đông người xem, thì ở VN vẫn chưa có những kênh truyền hình chuyên biệt kiểu như vậy. Vì thế, phim tài liệu vẫn chỉ tồn tại ở một số giờ chiếu nhất định trong các khung giờ phát sóng dày đặc các chương trình khác như phim truyện, game show, thời sự và ca nhạc... Đến từ HTV, biên tập viên trẻ Ngọc Lan kêu gọi các đài phải có khung giờ phát sóng hợp lý thì phim tài liệu mới đến được với khán giả.
Đài PT-TH Quảng Nam đoạt giải vàng Tối 19-5, Liên hoan phim tài liệu truyền hình & phóng sự chuyên đề lần 3 năm 2014 (do Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử và Đài truyền hình TP.HCM tổ chức) đã bế mạc tại Đài truyền hình TP.HCM. Ở thể loại phim tài liệu truyền hình, giải vàng đã thuộc về phim Phong trào Duy Tân và bộ ba xứ Quảng của tác giả Phan Đình, đài PT-TH Quảng Nam. Ngoài ra, ban tổ chức còn trao ba giải bạc, năm giải đồng. Liên hoan thu hút 58 phim tài liệu truyền hình và 61 phóng sự chuyên đề của 46 đài PT-TH và truyền thông trong cả nước. Ở lĩnh vực phóng sự chuyên đề, ban tổ chức trao ba giải nhất, năm giải nhì và năm giải ba. H.LÊ |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận