Liên hoan phim Blue Water thường niên lần thứ 5 (BWFF) đã công bố những người chiến thắng giải thưởng năm nay tại lễ trao giải đêm bế mạc được tổ chức tại UC San Diego Park & Market. Liên hoan năm nay đã trình chiếu hơn 40 dự án hoạt hình.
Tình yêu của cá heo mẹ với đứa con đã mất của mình
Phim ngắn do Meinart Animation Studio và biên kịch kiêm đạo diễn Daniel Kreizberg sản xuất, kể về cá heo mẹ Orca được gọi là Tahlequha khi cô mang thi thể con gái mình băng qua biển Salish sau cái chết đột ngột của đứa con mới sinh.
Quá trình sản xuất phim hoạt hình ngắn diễn ra ở New York, LA & Vilnius, Lithuania. Vào tháng 9-2022, nhóm Tahlequah đã đến Lithuania, gặp gỡ các nhà làm phim hoạt hình và chiếu một đoạn phim đang được thực hiện.
Giám đốc liên hoan Greg Reitman cho biết: "Lễ hội năm nay được khơi dậy bởi lời kêu gọi của các nhà làm phim hoạt hình về môi trường nổi tiếng với những câu chuyện thực sự hấp dẫn về đời sống thủy sinh và môi trường của chúng ta. Chúng tôi rất vinh dự được giới thiệu một số nội dung hoạt hình về môi trường hay nhất trên toàn cầu".
Tại sự kiện này, Maude Barlow - tác giả người Canada, nhà hoạt động của Liên Hiệp Quốc và là người đồng sáng lập Dự án hành tinh xanh, hoạt động quốc tế vì quyền của con người đối với nước - đã được vinh danh với Giải thưởng người giám hộ toàn cầu của lễ hội. Thành viên ban giám khảo gồm có Marie Laure Roche (Magic Light Pictures), Sara Cabras (RAI Kids) và Jay Ahn (Astro-Nomical Productions).
Trailer phim ngắn Tahlequah the Whale: A Dance of Grief.
Được thành lập vào năm 2020, Liên hoan phim Blue Water kỷ niệm Ngày đại dương thế giới của Liên Hiệp Quốc (ngày 8-6). Liên hoan phim Blue Water diễn ra tại San Diego, nơi có Viện Hải dương học Scripps.
Chủ đề của Liên hoan phim Blue Water là về Hành tinh xanh của chúng ta; mục đích của lễ hội là khuyến khích những người tham dự có cái nhìn nghiêm túc hơn về tác động của biến đổi khí hậu đến Trái đất.
Khoảng 50% tổng số phim được tuyển chọn là các tác phẩm không phải của Mỹ, giúp hoàn thành sứ mệnh của liên hoan phim là thúc đẩy sự hiểu biết đa văn hóa thông qua phim.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận