Đủ căn cứ buộc tội các bị cáo tội "Cố ý làm trái"
Đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa đã có phần đối đáp đối với các vấn đề chung và từng vấn đề riêng của từng bị cáo, luật sư. Khi đối đáp với luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho ông Đinh La Thăng), luật sư cho rằng các thành viên HĐQT đã thống nhất với nội dung thỏa thuận góp vốn trong đó có sự bàn bạc với ông Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Ngọc Sự (Phó Tổng giám đốc PVN lúc đó). Đại diện VKS khẳng định, khi đó ông Nguyễn Xuân Sơn chỉ là trưởng ban trù bị của ngân hàng Hồng Việt và ông Nguyễn Ngọc Sự chỉ là Phó tổng giám đốc, họ không phải là thành viên HĐQT nên việc luật sư bào chữa khẳng định đã bàn bạc với các thành viên HĐQT là không chính xác.
VKS cho rằng theo quy chế làm việc của HĐQT và vấn đề này phải thông qua HĐQT để lấy ý kiến tập thể, do đó ý kiến của luật sư cho rằng đã thống nhất là không chính xác. Bản thân bị cáo Đinh La Thăng nhận được đây là thiếu sót của mình nên đã yêu cầu các ông bà thuộc HĐQT làm giấy xác nhận. Đây là nội dung chính Đăng La Thăng cũng thừa nhận khi làm việc với cơ quan điều tra.
Về ý kiến đã loại bỏ việc ông Thăng nhờ xác nhận việc ông Thăng nhờ người làm thỏa thuận khống do mấy người cả nể. Điều này cũng đã được thể hiện trong cáo trạng của VKS truy tố ông Thăng.
Thứ 2, bị cáo Đinh La Thăng và các bị cáo khác cho rằng văn bản của Bộ Tài chính chỉ là khuyến cáo: Vì nội dung của công văn nêu rõ, yêu cầu PVN báo cáo rõ và phải chịu trách nhiệm về việc này là hoàn toàn phù hợp với văn bản sau đó trả lời Thủ tướng Chính phủ, là đồng ý về mặt chủ trương, và chủ trương này không trái với quy phạm pháp luật. Nội dung thứ 2 là giao cho các bộ ngành liên quan tạo điều kiện cho PVN và OceanBank sớm hoàn tất thủ tục. Như vậy, Chính phủ, Bộ tài chính đồng ý về mặt chủ trương thì về thủ tục cần phải thông qua các bộ ngành, như vậy PVN phải thực hiện chứ không phải là khuyến cáo.
Thứ 3, các bị cáo cho rằng lần góp vốn thứ 3, dù không phù hợp với luật các tổ chức tín dụng lần thứ 3 không vi phạm, VKS cho rằng luật đã có hiệu lực trước đó 5 tháng nhưng sau đó các bị cáo vẫn tiếp tục góp vốn lần thứ 3 thì như vậy là sai.
Bị cáo Thăng cho rằng quy kết cho bị cáo vẫn ký quyết định cử bà Hương đại diện phần vốn 20% là phi lý, vì tài sản của nhà nước phải quản lý, VKS cho rằng đây là tư duy không phù hợp, bởi cần phải quản lý 15 % và xử lý 5% vốn còn lại. Đáng lẽ thời điểm này cần phải thoái vốn 5%. Việc không thoái vốn là tạo điều kiện cho các bị cáo khác.
Không thoái vốn được, do có hành vi làm trái trước đó
Luật sư và các bị cáo khẳng định việc mất vốn do rủi ro và không được thoái vốn, đại diện VKS rất chia sẻ với bị cáo về khó khăn trong kinh doanh, nhưng nếu các bị cáo không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì hậu quả rủi ro loại trừ. Thực tế các bị cáo đã có hành vi làm trái trước khi thiệt hại xảy ra nên có hậu quả các bị cáo phải chịu trách nhiệm.
Đại diện VKS tại tòa - Clip: Hoàng Điệp
Hơn nữa, VKS cũng cho rằng, sau khi góp vốn, PVN đã không kiểm soát đối với người đại diện phần vốn góp, và báo cáo tài chính của OceanBank không thể hiện đúng bản chất kinh doanh của OceanBank.
Đối với việc Ngân hàng Nhà nước mua 0 đồng với Oceanbank, VKS nói vừa nhận được văn bản của cơ quan này ngày hôm qua (23/3). Việc mua 0 đồng còn nguyên giá trị pháp luật, xuất phát từ đảm bảo an ninh tiền tệ. Có nhiều ý kiến giá mua 0 đồng là không hợp lệ nhưng theo VKS điều này không có căn cứ, vì Ngân hàng Nhà nước khi mua 0 đồng có lợi cho các cổ đông khi vốn điều lệ âm, các cổ đông không có khả năng nộp tiền vào.
Đại diện VKS tại tòa - Clip: Hoàng Điệp
Ông Đinh La Thăng: "Nếu biết sai không ai cố tình làm"
Ngay sau phần đối đáp của VKS, ông Đinh La Thăng đã có phần tự bào chữa bổ sung, theo đó, ông Thăng khẳng định không cố ý làm trái, không ai biết là làm trái mà cố ý làm, vì đó là cả cuộc đời phấn đấu. Tất cả thành viên HĐQT đều đã từng là lãnh đạo những đơn vị lớn, không ai cố tình làm một việc mà biết nó sai.
20180324_091856
Ông Thăng cũng nói rằng việc góp vốn vào OceanBank vốn là để giải quyết tình thế về nhân sự, về cơ sở vật chất khi có chủ trương ngừng thành lập ngân hàng Hồng Việt dẫn đến phải xử lý hậu quả và phải góp vốn vào một ngân hàng nào đó.
Sau khi bị cáo ký thỏa thuận đúng với thẩm quyền của mình thì Chủ tịch HĐTV ký với tư cách HĐTV và chị Phan Thị Hòa cũng xác nhận không nhất thiết toàn bộ HĐTV phải biết, phải ký thỏa thuận này mà trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như quy chế hoạt động không có quy định nào là phải có sự đồng ý của HĐQT.
Bị cáo đã báo cáo rồi, trong phiên họp ngày 30-9 bị cáo đã báo cáo HĐQT là đã ký thỏa thuận, nếu HĐQT thông qua thì có hiệu lực còn nếu không thông qua thì không có giá trị.
Sự thật thỏa thuận là như vậy, bị cáo không quanh co chối tội. Bị cáo đưa ra căn cứ thực tế chứ không phải chối tội. Đề nghị HĐXX công bằng và khách quan, hãy đối xử với bị cáo như chính thân phận của các vị
* Phiên tòa vẫn đang tiếp tục
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận