Ông Quốc Anh nói:
- Ví dụ thanh toán tại quán ăn hóa đơn 2 triệu đồng nếu trả bằng thẻ ATM thì cửa hàng trả phí (cao nhất) 0,3% x 2 triệu = 6.000 đồng. Chủ thẻ không mất bất kỳ phí gì.
Nếu trả bằng thẻ tín dụng quốc tế (hoặc thẻ quốc tế) thì cửa hàng phải trả phí (lấy mức trung bình trên thị trường giữa các ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ) 1,9% x 2 triệu = 38.000 đồng, tức gấp gần 7 lần.
* Vừa qua, ngân hàng và các điểm chấp nhận thẻ đều kêu phí thẻ quốc tế quá cao. Vậy ngân hàng có giải pháp gì để kích thích thanh toán thẻ nội địa (ATM), chẳng hạn khuyến mãi?
- Hiện nay, mức phí chấp nhận thẻ quốc tế từ 1,4 - 3% hoặc cao hơn tính trên doanh số giao dịch, mức phí chấp nhận thẻ nội địa dao động khoảng 0,2 - 0,3%.
Như vậy, nếu được truyền thông kỹ thì chắc chắn người bán hàng hóa, dịch vụ (đơn vị chấp nhận thẻ) sẽ chọn lựa giải pháp có lợi cho mình.
Hiện tượng thu thêm phí giao dịch thẻ quốc tế từ chủ thẻ (surcharge) của một số đơn vị chấp nhận thẻ hiện nay cũng có nguyên nhân là từ mức phí cao, điều này sẽ ảnh hưởng phần nào tới lợi nhuận của người bán hàng.
Đối với người sử dụng thẻ khi sử dụng thẻ nội địa để thanh toán sẽ không bị mất phí gì cả và chắc chắn sẽ không bị nạn surcharge.
Đồ họa - Đình Chiến
* Có một thời gian dài người dùng quan niệm thẻ ATM chỉ để rút tiền, các chương trình khuyến mãi cũng tập trung vào các thẻ quốc tế. Hiện người dùng có còn quan niệm như vậy nữa không? Ngân hàng đã truyền thông cũng như có giải pháp nào để người dùng thanh toán bằng thẻ ATM?
- Một thực tế lịch sử là thẻ quốc tế và dịch vụ chấp nhận thẻ quốc tế du nhập vào Việt Nam khá lâu. Sau đó một số ngân hàng nội địa mới phát hành chiếc thẻ nội địa đầu tiên và chưa có một liên minh/tổ chức thẻ nào lúc đó để kết nối các ngân hàng phát hành thẻ với nhau.
Do đó chiếc thẻ nội địa lúc đó chưa phát huy được tính năng thanh toán và thường chỉ được dùng để rút tiền mặt.
Thói quen đó đến thời điểm hiện tại đã được cải thiện dần do sự hiểu biết về tính năng thẻ nội địa của người dân tăng lên.
Tổ chức thẻ Napas đã cung cấp hạ tầng cho tất cả ngân hàng nội địa có thể kết nối và thực hiện chấp nhận thanh toán cho tất cả thẻ nội địa, các ngân hàng cũng tăng cường truyền thông tiện ích của thẻ nội địa hiện vẫn chiếm tỉ trọng phát hành khoảng 81% trong tổng số lượng thẻ lưu hành được phát hành tại Việt Nam (số liệu của Hiệp hội Thẻ Việt Nam năm 2019).
* Tăng trưởng thanh toán thẻ ATM trong thời gian qua của HDBank như thế nào?
- Doanh số thanh toán thẻ của thị trường Việt Nam chiếm khoảng 20% tổng doanh số sử dụng thẻ.
Tính đến thời điểm tháng 5-2020, doanh số thanh toán thẻ nội địa của HDBank chiếm khoảng 45% doanh số sử dụng thẻ nội địa, có nghĩa là doanh số rút tiền mặt thẻ nội địa của HDBank chỉ chiếm khoảng 55%.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận