TTCT - Giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX) là các yếu tố tối quan trọng với một sản phẩm công nghệ, nhưng nhiều ứng dụng Việt Nam lại ngó lơ điều này. Ảnh: icons8.comNăm 1997, tòa soạn báo tiếng Anh Saigon Times Daily tổ chức cuộc thi thiết kế trang web cho báo, giải thưởng khá xôm tụ gồm giải nhất một chiếc laptop IBM, giải nhì, giải ba là các dàn máy tính để bàn cũng của IBM thuộc loại xịn... Tôi là dân tay mơ về tin học nhưng rất ham mê máy móc, cứ rảnh là ngồi mày mò bên chiếc máy tính. Theo dõi các giám khảo chấm thi, có cả anh Hoàng Minh Châu bên FPT, cô Bích Thủy ở Đại học Khoa học tự nhiên... tôi thấy lạ vì họ không chú ý gì đến các “thủ thuật lập trình” để có chữ “chạy” hay “nhảy múa”; họ bỏ qua các trang web nhiều màu xanh đỏ; họ không thèm nhìn kỹ các món đồ chơi gây hiệu ứng lạ mắt. Thế nào là giỏi công nghệ thông tin?Hóa ra đánh giá trình độ thiết kế trang web không chỉ là khả năng lập trình mà quan trọng hơn là cái nhìn thẩm mỹ, là sự đơn giản, phục vụ cho người xem, tạo thuận tiện nhất cho họ.Cách đây mười năm, cứ thử so sánh trang chủ của bộ máy tìm kiếm Google thật đơn giản với trang Yahoo! đầy đặc các chi tiết rườm rà mới hiểu vì sao một bên thành người khổng lồ, một bên ngày càng lụn bại. Nhân viên giỏi công nghệ của Microsoft có lẽ không ít hơn Apple nhưng vì sao điện thoại di động đợi đến chiếc iPhone của Apple ra đời năm 2007 mới cất cánh trong khi nhiều điện thoại “thông minh” nhiều năm dài cứ ì ạch với hệ điều hành Windows Mobile phức tạp, rắc rối, lâu lâu lại treo cứng ngắc không thể phổ biến.Từ lâu đã hình thành một suy nghĩ thanh niên Việt Nam giỏi công nghệ thông tin, không thua kém gì Mỹ, Anh, Nhật Bản. Nhưng thế nào là giỏi thì không ai nói, không ai biết. Giỏi lập trình, giỏi các thủ thuật thì khác nào các thợ xây tài hoa, xây tô như gió. Nhưng các anh mà thiếu một kiến trúc sư thì cũng chịu chết, không thể nào tự mình xây một căn nhà nhiều tầng hoàn chỉnh.Làm một cái app (ứng dụng) chạy trên điện thoại di động, người kỹ sư tin học chỉ việc chừa ra các ô để người dùng cuộn trong danh sách có sẵn để chọn “tỉnh, thành” bất kể người dùng có thể lúng túng cứ quẹt miết mà tên tỉnh thành cần tìm vẫn chưa thấy đâu. Một nhà thiết kế giỏi phải biết đưa các tỉnh thành có dân số đông nhất lên đầu danh sách vì đây là tỉnh thành được chọn nhiều nhất hoặc họ phải tích hợp chức năng người dùng chỉ cần gõ chữ cái đầu của tỉnh thành thì tự nhiên danh sách sẽ tự động cuộn lên chỉ còn các tên bắt bởi chữ cái đó.Cái dở của nhiều ứng dụng Việt Nam là được thiết kế từ góc nhìn của nơi cung cấp, ít ai chịu khó nhìn từ góc độ của người dùng. Đây là sự khác biệt làm nên chiếc iPhone so với hàng loạt điện thoại “thông minh” trước đó.Nơi cung cấp ứng dụng muốn ghi lại mọi điểm đến của người dân hòng sau này truy dấu vết nếu người đó trở thành F0 thì ứng dụng chỉ chú trọng đến chức năng đó. Một ứng dụng đăng ký tiêm chủng thu nhận hết mọi lượt đăng ký, không có phản hồi nào, không có tương tác nào với người đăng ký. Nhà cung cấp cứ thử nhìn từ góc độ người dùng, họ sẽ hoang mang biết chừng nào khi không biết đã đăng ký được chưa, bao giờ đến lượt, tiêm ở đâu... Cứ thử vào bất kỳ một website nào lo chuyện tiêm chủng ở Canada chẳng hạn, cách làm sẽ ngược hoàn toàn: bắt đầu từ người dân, chọn tiêm ở đâu thì trang web sẽ hoàn trả ngay kết quả, ngày nào còn trống, giờ nào đến tiêm được... Ảnh: thence.coThợ xây tài cũng chỉ giỏi xây, tôKhông biết do đâu mà có hẳn một “chuyên gia” lên báo phát biểu “thần thánh hóa” cái mã QR; rằng mã QR là “trụ cột công nghệ chống dịch”, lại còn tào lao tới mức nói dân chỉ cần tờ giấy và cây bút vẽ lại mã QR cũng được. Bản chất của mã QR là biên dịch hay mã hóa các nội dung từ ngôn ngữ bình thường sang một loại ngôn ngữ mà máy móc có thể chia sẻ nhanh chóng dễ dàng để có thể hồi đáp tự động. Ví dụ một thủ kho hằng ngày nhập đủ loại thép, mỗi loại anh phải mày mò gõ vào máy tính đủ thứ thông tin vừa chậm vừa dễ sai sót. Nay mỗi kiện hàng đều dán sẵn một mã QR lưu hết các thông tin cần thiết, thủ kho chỉ việc quét mã, thông tin này sẽ chạy ngay trên máy tính của anh.Như vậy, mã QR rất hữu ích khi áp dụng vào chuyện phòng chống dịch bệnh như người dân khai báo y tế, đến chốt hay đến bệnh viện chỉ cần quét mã là mọi thông tin kê khai chạy từ điện thoại di động của người khai qua máy tính của nơi tiếp nhận, khỏi cần gõ mất công. Sau này khi áp dụng “thẻ xanh vắc xin” người dân chỉ cần xuất trình mã QR chứng nhận đã chích đủ 2 mũi thì nơi kiểm tra có thể quét mã để biết ngay người đó chích chưa, chích lúc nào...Nhưng mã QR chỉ là vật trung gian, cái chính vẫn là dữ liệu; dữ liệu đầu vào bị sai, sót, chưa cập nhật, chưa kết nối thông suốt giữa các loại ứng dụng thì mã QR nào cũng thua. Nhiều người than thông tin chủng ngừa của họ trên Sổ sức khỏe điện tử bị sai kiểu đã chích đủ 2 mũi mà ứng dụng vẫn báo chưa chích mũi nào, vậy lấy đâu ra mã QR đúng cho họ đem đi trình báo? Ứng dụng VNeID dùng để khai báo di chuyển nội địa nay cũng có mục thông tin tiêm chủng nhưng chưa kết nối với máy chủ lưu dữ liệu tiêm chủng của Bộ Y tế nên dù chích 2 mũi mục này vẫn ghi “không có thông tin”. Lấy đâu ra mã QR để làm “trụ cột” đây?Không một ai đủ tài giỏi để có thể đứng ra làm một kế hoạch chung cho nền công nghệ nước nhà. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể dùng quy luật cung cầu, quy luật thị trường, sự cạnh tranh công bằng và lành mạnh để làm động lực thúc đẩy các dự án phục vụ các mục tiêu của từng thời kỳ.Hiện nay nhiều người Việt Nam đủ sức viết ứng dụng hấp dẫn đưa lên hệ điều hành Android hay iOS bán cho người dùng khắp thế giới thu về hàng ngàn tỉ đồng. Với một cơ chế cạnh tranh ai giỏi thì thắng, sẽ có những ứng dụng giúp phòng chống dịch hoàn hảo, vai trò của Nhà nước lúc đó chỉ là giám định và đặt mua. Lúc đó thị trường mới nuôi dưỡng được những cá nhân đóng vai trò kiến trúc sư trưởng cho các dự án công nghệ chứ không chỉ sản sinh những thợ xây dù tài giỏi cũng chỉ giỏi xây, tô mà thôi.Ai cũng nghĩ học trực tuyến mấu chốt là phương tiện công nghệ để làm sao thầy trò mỗi người ở một nơi mà vẫn học vẫn giảng bài như đang cùng ở trong một phòng học truyền thống. Lối suy nghĩ này sẽ đưa việc học online vào chỗ bế tắc; thầy mệt mỏi, trò chóng chán.Mô hình học online tối ưu là nghe thầy giảng hay hướng dẫn chừng năm ba phút, xong rồi trò sẽ quay sang làm các dạng bài tập tương tác, bài thực hành đa phương tiện. Cái giỏi của thầy là tổ chức để lớp chia thành nhóm, các nhóm thảo luận, tranh cãi với nhau trong các căn phòng ảo hoặc các cặp hợp tác để làm chung các dự án do thầy giao. Mô hình này đòi hỏi sách giáo khoa phải là sách tương tác được; có sẵn những cơ sở dữ liệu sạch để học sinh tìm kiếm, tham khảo, trích dẫn; có những nội dung số phong phú để thầy có thể cá nhân hóa bài học cho từng học sinh... Tất cả những cái này chúng ta đều thiếu trong khi trước đó cả xã hội bừng bừng khí thế 4.0! Tags: Công nghệ thông tinAppỨng dụngPhần mềmTrải nghiệm người dùng
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.