Phát sinh dịch bệnh do tiêm chủng chưa đầy đủ Bà Dương Thị Hồng (đứng) trao đổi với một bà mẹ tại điểm tiêm chủng. Ảnh: Thúy AnhDịch bạch hầu đang diễn tiến khá phức tạp ở Tây Nguyên với 80 ca mắc (đến ngày 13-7), dịch viêm não Nhật Bản B tại khu vực phía Bắc đang có... đều có nguyên nhân chính là doót mũi tiêm, tiêm chủng không đầy đủ, đúng lịch... PGS.TS Dương Thị Hồng - phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia - nói:- Dịch bạch hầu xảy ra gần đây tại 4 tỉnh Tây Nguyên là Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum. Năm 2018-2019 đã ghi nhận rải rác các ca ho gà. Các ca đưa vào Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM... điều trị đều biến chứng rất nặng.Bệnh nhân không chỉ ghi nhận ở lứa tuổi nhỏ, đang trong nhóm tiêm chủng mà cả người lớn cũng mắc sởi, bạch hầu. Vấn đề là bà con có tiêm chủng nhưng tỉ lệ chưa đạt, nhất là ở các vùng khó khăn. Các bà mẹ đưa con đi tiêm chủng một vài lần, nghĩ thế là được rồi.Nhưng đối với một vắcxin, nhất là vắcxin phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em, để đảm bảo đủ miễn dịch cho bé thì phải tiêm 3-4 lần, thậm chí vắcxin phòng bệnh bạch hầu phải tiêm đến mũi thứ 5 (cho trẻ em 7 tuổi ở vùng có nguy cơ cao của bệnh bạch hầu).Chúng tôi đã triển khai đến 35/63 tỉnh thành toàn quốc, để thấy rằng việc này là rất quan trọng. Sau năm 2021, Chương trình Tiêm chủng mở rộng sẽ triển khai toàn quốc liều thứ 5 của vắcxin phòng bệnh bạch hầu và uốn ván cho trẻ em.Với các vắcxin phòng bệnh ho gà, trẻ cần tiêm đủ 3 liều, nếu chỉ tiêm 1-2 liều và dừng lại thì em bé đó vẫn có nguy cơ mắc bệnh ho gà. Và theo nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, nữ ở tuổi sinh đẻ thì kháng thể phòng bệnh ho gà, bạch hầu và uốn ván đều rất suy giảm.* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm kháng thể của bà mẹ là gì và điều đó ảnh hưởng gì đến tình hình dịch bệnh?- Đây được gọi là kháng thể thụ động mẹ truyền cho con, hiện nay rất ít, nên có những em bé chưa đến tuổi tiêm chủng đã mắc bệnh. Vì vậy tiêm nhắc các mũi vắcxin ở người lớn, đặc biệt là với nữ ở tuổi sinh đẻ là vừa bảo vệ được cho mẹ, vừa có thêm kháng thể bảo vệ con trong những tháng đầu đời, trước khi bé được tiếp cận tiêm chủng. Việc này rất quan trọng.Trẻ được tiêm vắc xin sởi tại Trung tâm y tế dự phòng quận Thủ Đức. Ảnh: DUYÊN PHAN* Điều gì khiến cha mẹ bỏ mũi tiêm của con: do họ lo ngại gì hay việc tiêm chủng chưa thuận lợi với họ?- Cha mẹ ở các thành phố lớn rất quan tâm và đưa con đi tiêm chủng đầy đủ. Nhưng có những bà mẹ vẫn còn quan niệm sai lầm: cộng đồng đã đưa con họ đi tiêm chủng rồi thì con mình không tiêm cũng không sao, cộng đồng không có mầm bệnh thì con mình cũng không có.Cách suy nghĩ đó rất nguy hiểm bởi trẻ sẽ phải đến trường học, sau này đi làm, đi du lịch, nếu vào các cộng đồng không được bảo vệ thì trẻ là người đầu tiên có nguy cơ mắc bệnh. Trong các đợt dịch sởi, ta thấy rõ, cháu nào chưa có miễn dịch sởi mà có tiếp xúc virus sởi thì cháu đó phơi nhiễm với virus sởi, chắc chắn là mắc bệnh.Ở vùng sâu vùng xa, do điều kiện đi lại khó khăn, nhiều bà mẹ tiêm 1-2 mũi cho con rồi quên bẵng đi, nghĩ rằng con mình không có nguy cơ mắc bệnh. Nhưng hệ lụy là sau 2-4 năm, mầm bệnh vẫn có trong môi trường tự nhiên và bé mắc bệnh. Cháu hoàn toàn không có kháng thể bảo vệ nên bệnh tình của cháu rất trầm trọng và tử vong.* Bà có nói tới đây sẽ rà soát ở các địa phương, trước mắt là 6 tỉnh thành, nếu cháu nào vào mầm non mà chưa tiêm chủng đủ mũi sẽ phải quay lại trạm y tế để tiêm cho đủ mới được đến trường. Đây có phải là hình thức của bắt buộc tiêm chủng như nhiều quốc gia đã và đang thực hiện?- Chúng ta không dùng từ bắt buộc/bắt ép tiêm chủng, nhưng tôi rất mong đây là hình thức vừa đánh giá tiền sử tiêm chủng của bé, vừa khuyến khích cha mẹ đưa con đi tiêm chủng, các cơ sở y tế sẵn sàng cung ứng dịch vụ, còn thầy cô giáo thì đồng hành với ngành y tế. Bé nào tiêm chủng chưa đủ sẽ được tư vấn, khuyến khích để gia đình đưa cháu đi tiêm, sau đó mới vào lớp học.Điều đó không chỉ bảo vệ cho các bé cùng lớp, cùng trường mà là bảo vệ cho chính cháu bé đó không mắc bệnh khi vào môi trường học tập trung. Tới đây sẽ triển khai trước việc này ở 6 tỉnh thành để rút kinh nghiệm, tiến tới mở rộng triển khai toàn quốc.Hiện tỉ lệ tiêm chủng đạt thấp, yêu cầu đến tháng 5-2020 đạt 40% nhưng thực tế mới đạt 34,2%. Sau khi phòng chống dịch COVID-19 và thực hiện giãn cách xã hội, tỉ lệ tiêm chủng những tháng gần đây cải thiện rất rõ rệt.Các bé bị sót mũi tiêm trong tháng trước đó đã được trở lại tiêm bù, số lượng vắcxin chúng tôi cung ứng đã tăng gấp 1,5 lần so với các tháng trước đó, minh chứng rằng các bà mẹ và trẻ đã đến với tiêm chủng nhiều hơn.■ Tags: Dịch bệnhBữa tiệcTiêm chủngBạch hầu
Hành trình xuyên rừng tìm kiếm chiếc máy bay Yak-130 bị rơi TRUNG TÂN 09/11/2024 Xác chiếc máy bay Yak-130 được tìm thấy sau 2 ngày gặp nạn nhờ các nguồn tin báo và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng Đắk Lắk.
Vì sao bão Yinxing rất mạnh trên Biển Đông nhưng lại suy yếu nhanh khi vào gần Việt Nam? CHÍ TUỆ 09/11/2024 Không khí lạnh, độ ẩm thấp và nhiệt độ mặt nước biển không cao khiến bão số 7 (Yinxing) có nhiều khả năng suy yếu nhanh khi đi vào gần đất liền Việt Nam.
Xử lý tài sản vụ án ngành y tế, máy móc 'không có tội' nhưng bị niêm phong rất lãng phí TIẾN LONG 09/11/2024 Tài sản là máy móc, trang thiết bị trong vụ án tại Bệnh viện Bạch Mai 'không có tội' nhưng khi xảy ra vụ án, hệ thống máy để đấy, không hoạt động rất lãng phí.
Khai hội Việt Nam xanh, bắt đầu hai ngày tràn ngập hoạt động thú vị NGỌC HIỂN 09/11/2024 Ngày hội Việt Nam Xanh chính thức khai hội tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM).