Đây là phát hiện thú vị, hiếm gặp khi khai quật khảo cổ học các công trình kiến trúc cổ.
Phóng to |
Các nhà khảo cổ học thu lượm mẫu xương trâu tại di tích đàn tế Nam Giao - Ảnh: Hà Đồng |
Tiến sĩ Vũ Thế Long ở Viện Khảo cổ học VN - người đang trực tiếp khai quật, nghiên cứu về bộ xương trâu - cho biết thêm: “Bộ xương nằm gọn trong một huyệt được xây dựng bằng đá dưới lòng tường lớn nhất của đàn tế Nam Giao, đây là bức tường bảo vệ đàn tế.
Từ đó có thể nhận định khi xây dựng đàn tế Nam Giao vào năm 1402, vua Hồ Quý Ly đã dùng trâu để cúng tế thần linh, trời đất, sau đó chôn cất con trâu này xuống lòng tường đàn tế”.
Theo ông Long, đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ học phát hiện, khai quật được mẫu xương động vật của vật tế thần tại đàn tế Nam Giao của nhiều triều đại thời kỳ phong kiến nước ta.
Hiện các nhà khảo cổ học đang thu lượm các mẫu xương trâu này để phục vụ nghiên cứu khoa học, sau đó có thể cho phục dựng bộ xương để phục vụ du khách tham quan di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận