Tôi đọc báo thấy nhiều trường hợp bắt, đánh trộm mà chủ nhà vướng lao lý. Vậy nếu có trộm đột nhập vào nhà thì người già đang ở nhà phải xử lý thế nào?
Phải làm gì khi trộm vào nhà? - Minh họa: THÀNH THÁI
Cha mẹ tôi ở quê bán tạp hóa. Vì nhà chỉ có cha mẹ tôi là người già, trong khi trộm cắp hiện nay rất manh động. Tôi đọc báo thấy nhiều trường hợp bắt, đánh trộm mà chủ nhà vướng lao lý. Tôi lo lắng cho cha mẹ mình ở quê, nếu có trộm vào nhà thì cha mẹ tôi phải hành xử thế nào?
Để tránh tình trạng tạo điều kiện cho trộm đột nhập vào nhà thì cha mẹ bạn cần phải cẩn thận cửa nẻo, nên tập trung các chìa khóa cửa, cổng một chỗ và đánh dấu nhiều màu sơn nổi bật trên từng cặp ổ - chìa khóa cụ thể phòng trường hợp khẩn cấp thao tác mở sẽ nhanh hơn.
Hạn chế để nhiều tài sản quý, có giá trị lớn trong nhà, nếu có nên để những nơi ít ai ngờ tới.
Hơn nữa, cần phải nâng cao cảnh giác và tăng cường an ninh cho nhà cửa của mình thông qua việc sử dụng các khóa an toàn, hệ thống cảnh báo, đèn chiếu sáng đêm, có thể lắp đặt camera giám sát.
Nếu có bất kỳ hoạt động nghi ngờ nào xảy ra, cha mẹ bạn nên liên hệ với công an địa phương để kịp thời xử lý.
Khi phát hiện có người lạ đột nhập vào nhà, chúng ta chưa thể khẳng định ngay đó là trộm mà cần phải kiểm tra xác minh xem người ta có vào nhầm nhà hay không, có phải là khách hay không.
Cần phải làm rõ đó là ai, có nhiều thông tin thì mới có thể kết luận đó là người ngay hay kẻ gian.
Cần chú ý, kẻ gian thường rất sợ bị phát hiện, khi bị phát hiện thì phản xạ đầu tiên là bỏ chạy. Nếu không bỏ chạy được thì sẽ tấn công, các đối tượng đột nhập hiện nay thường mang theo hung khí nguy hiểm.
Nếu bị bắt giữ thì có thể tấn công trở lại. Nên xử lý tình huống với kẻ gian đột nhập phải hết sức thận trọng, trên nguyên tắc là phải đảm bảo an toàn cho bản thân mình và người khác, thu thập càng nhiều dấu vết, thông tin của đối tượng để bắt giữ hoặc để cơ quan chức năng truy xét.
Hiện nay, pháp luật quy định rất rõ về các trường hợp được phòng vệ, tự vệ, bắt người phạm tội quả tang, trong đó có trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, gây thiệt hại khi bắt giữ tội phạm.
Chúng ta cần tìm hiểu các quy định của pháp luật để biết giới hạn mà pháp luật cho phép công dân được sử dụng vũ lực để chống trả lại các hành vi vi phạm pháp luật hoặc bắt giữ các đối tượng phạm tội.
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].
Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận