Phóng to |
Thiên hà z8_GND_5296 cách trái đất 30 tỷ năm ánh sáng Ảnh: LA Times |
Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature, nhóm nghiên cứu cho biết thiên hà này tồn tại khoảng 700 triệu năm sau Vụ nổ lớn (Big Bang). Tuổi của vũ trụ là 13,8 tỷ năm, do đó đây là thiên hà ra đời vào loại sớm nhất. Khoảng cách 30 tỷ năm ánh sáng là do vũ trụ giãn nở.
Do ánh sáng từ thiên hà này mất gần 13 tỷ năm mới tới được Đài thiên văn W.M. Keck Observatory ở Hawaii, các nhà nghiên cứu chỉ có thể quan sát nó ở tình trạng sơ khai. Chuyên gia Steven Finkelstein thuộc ĐH Texas (Mỹ) nhận định phát hiện này cho thấy vũ trụ thuở ban đầu có thể tạo ra nhiều ngôi sao hơn những gì giới khoa học xác định trước đây.
“Vũ trụ giai đoạn đầu có thể chứa một số lượng lớn các khu vực sản xuất sao” - ông Finkelstein cho biết. Thiên hà được đặt tên z8_GND_5296 chuyển đổi hydro với khối lượng gấp 300 lần mặt trời của chúng ta vào các ngôi sao mới mỗi năm.
Các chuyên gia cho biết sau 13 tỷ năm, nhiều khả năng thiên hà này đã phình to ra và sử dụng hết lượng khí, không còn đủ khả năng sản xuất sao nữa. Giáo sư Finkelstein cũng dự báo trong tương lai, giới khoa học sẽ còn phát hiện thêm nhiều thiên hà xa xôi khi kính thiên văn vũ trụ James Webb của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đi vào hoạt động.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận