Ảnh minh họa - Ảnh: Independent
Theo đoàn kiểm tra, vào thời điểm phát hiện, mẫu rau này chưa được sử dụng, nhưng bếp ăn của trường đã nhập để chế biến cho bữa ăn bán trú của học sinh.
Trường mầm non Hoàng Liệt có 1.000 trẻ từ 3-5 tuổi. Công ty cổ phần XNK nông sản thực phẩm Việt Nam là đơn vị đã ký hợp đồng cung cấp rau, củ, quả với Công ty cổ phần công nghệ cao An Sinh. Công ty này có nhà sơ chế tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm.
Theo ông Trần Quý Thái - phó chủ tịch UBND quận Hoàng Mai - việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận được tiến hành định kỳ với các trường học, nơi cung cấp bữa ăn cho trên 30.000 học sinh.
Tuy nhiên, chỉ khi có máy chuyên dụng xét nghiệm nhanh tại chỗ mới có thể phát hiện được dư chất có hại cho sức khỏe. Nếu không có máy thì chỉ kiểm tra hồ sơ, nguồn gốc nhập thực phẩm, rau quả, quy trình sơ chế, bảo quản và kiểm tra trực tiếp bằng mắt nhìn.
Hiện Hà Nội chỉ có 3 máy có thể test nhanh. Đoàn kiểm tra của các quận huyện phải xếp hàng mới tới lượt được sử dụng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Hoàng Thanh Hương - trưởng Phòng mầm non Sở GD-ĐT Hà Nội - cho biết việc kiểm tra là trách nhiệm thường xuyên của các quận, huyện trong đó Phòng GD-ĐT, các nhà trường có trách nhiệm tham gia, cùng kiểm tra, xử lý nếu có vấn đề bất ổn.
Sự việc sau đó mới được các phòng GD-ĐT báo cáo về sở. Vì thế hiện tại, sở mới chỉ biết thông tin này qua báo chí.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản, yêu cầu tiêu hủy số rau không an toàn trên. Đồng thời yêu cầu nhà trường rà soát lại quy trình, nguồn gốc nhập thực phẩm, rau quả.
Tuy vậy sự việc gây hoang mang cho dư luận khi nhiều trường khác không có máy để kiểm tra nên không thể xác định được cụ thể độ an toàn của bữa ăn bán trú.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận