Theo IBT ngày 22-5, quần thể siêu núi lửa này nằm ở khu vực Arabia Terra trên sao Hỏa, do tàu thăm dò Mars Express của ESA phát hiện.
Hình ảnh các miệng hố lớn ở khu vực Arabia Terra trên sao Hỏa - Ảnh: ESA |
Các hình ảnh do Mars Express chụp được cho thấy ở khu vực trên có nhiều hố va chạm, và các nhà khoa học ESA tin rằng những hố lớn nhất là những gì còn sót lại của các siêu núi lửa.
Trong số các hố này, lớn nhất là hố Siloe Patera, có kích thước 30km x 40km và sâu khoảng 1.750m. Nó được tin là miệng của 2 siêu núi lửa cổ đại nằm lồng vào nhau.
Các nhà khoa học ESA cho rằng một số miệng núi lửa hình dạng bất thường được tìm thấy ở Arabia Terra cũng có thể là siêu núi lửa.
Siêu núi lửa được định nghĩa là núi lửa có thể sinh ra ít nhất 1.000 km3 vật chất núi lửa trong một vụ phun trào - tức lớn gấp hàng ngàn lần một vụ phun trào bình thường và đủ lớn để làm thay đổi khí hậu hành tinh.
Chúng thường phun rất đột ngột và dữ dội, do vậy sẽ không tạo ra những dốc núi như núi lửa bình thường, điều này cũng có nghĩa là rất khó để xác định chúng.
ESA tin các miệng hố lớn ở Arabia Terra là những gì còn sót lại của siêu núi lửa cổ đại - Ảnh: ESA |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận