18/09/2019 10:56 GMT+7

Phát hiện kỳ giông dài 1,8m ở... bảo tàng

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Với chiều dài cơ thể gần 1,8m, con kỳ giông khổng lồ Andria Sligoi được cho là loài lưỡng cư lớn nhất thế giới. Điều thú vị là các nhà khoa học phát hiện ra nó ở... bảo tàng.

Phát hiện kỳ giông dài 1,8m ở... bảo tàng - Ảnh 1.

Loài kỳ giông khổng lồ mới được phát hiện từ mẫu vật tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Anh - Ảnh: KOAM NEWS

Nghiên cứu mẫu vật sống và chết từ các cá thể kỳ giông khổng lồ đã giúp các nhà khoa học phát hiện ra con kỳ giông, từng sống trong sở thú London, được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên (Anh). Nó đại diện cho một loài mới có thể là loài lưỡng cư lớn nhất thế giới.

Phát hiện trên theo nghiên cứu công bố ngày 16-9 trên tạp chí Ecology and Evolution, là một phần của một khám phá lớn hơn về sự đa dạng của loài kỳ giông khổng lồ Trung Quốc.

Theo Koam News, nhóm nghiên cứu đã phân tích ADN của 17 mẫu vật từ các bảo tàng và các mẫu mô từ các con kỳ giông hoang dã. Đó là lần đầu tiên họ nghiên cứu về Andria Sligoi, kỳ giông khổng lồ nam Trung Quốc, dù con vật này đã ở trong bảo tàng suốt 74 năm qua.

Nghiên cứu, theo BBC, xác nhận Andria Sligoi khác những con kỳ giông khác và đại diện cho loài lưỡng cư lớn nhất thế giới, có thể dài gần 1,8m. Điều này khiến loài kỳ giông nam Trung Quốc này lớn hơn khoảng 8.000 loài lưỡng cư sống trên Trái đất ngày nay.

Kỳ giông khổng lồ từng sống khắp miền trung, nam và đông Trung Quốc. Tuy nhiên, quần thể kỳ giông hoang dã này đang bị thu hẹp mạnh về số lượng do phục vụ cho nghiên cứu y khoa và thực phẩm của Trung Quốc.

Phát hiện loài cá sống được trong nước ô nhiễm 1.000 lần Phát hiện loài cá sống được trong nước ô nhiễm 1.000 lần

TTO - Để sống sót trong môi trường ngày càng ô nhiễm, một loài cá sống ở kênh Houston Ship, Mỹ đã tiến hóa và thích nghi hoàn hảo trong nguồn nước cực kỳ độc hại.

ANH THƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên