Phóng to |
Hình minh họa loài chim Pelagornis sandersi với sải cánh 7,4m - Ảnh: BBC |
Theo BBC, giới khoa học phát hiện hóa thạch 25 triệu năm của loài chim khổng lồ này hồi 30 năm trước ở Nam Carolina. Tuy nhiên mãi đến nay các chuyên gia Mỹ mới xác định được đây là hóa thạch của một loài sinh vật hoàn toàn mới. Loài chim biển này có sải cánh dài tới 6,1- 7,4m. Chuyên gia Daniel Ksepka thuộc Bảo tàng Bruce ở Connecticut cho biết loài chim này phá kỷ lục của loài Argentavis magnificens từng sinh sống ở Nam Mỹ 6 triệu năm trước, có sải cánh dài 5,7 - 6,1m. Các nhà khoa học đặt tên cho loài chim mới này là Pelagornis sandersi. Giống như loài hải âu lớn hiện nay, loài chim khổng lồ này thường bay trên mặt biển săn cá. Dù có kích cỡ khổng lồ nhưng nó bay nhẹ nhàng và thoải mái.
Các chuyên gia cho biết loài Pelagornis sandersi tận dụng các luồng khí nóng để bay cao trên mặt biển. Chúng cũng có khả năng lao cực nhanh xuống mặt nước để săn mồi. Tuy nhiên trên mặt đất loài chim này phải đi bộ và tận dụng những khoảng đất cao để cất cánh.
Các loài chim khổng lồ khá phổ biến trên Trái đất nhưng tuyệt chủng khoảng 3 triệu năm trước đây. Giới khoa học vẫn chưa hiểu được tại sao các loài chim khổng lồ tuyệt diệt.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận