27/07/2014 15:38 GMT+7

Phát hiện hố khổng lồ thứ hai, lo ngại toàn cầu nóng lên

TƯỜNG VY
TƯỜNG VY

TTO - Một miệng hố khổng lồ nữa vừa được tìm thấy ở nơi được gọi là “tận cùng thế giới” tại Siberia, Nga. Giới khoa học đang lo ngại đó là hậu quả của toàn cầu nóng lên.

P2zrcb0b.jpg
aPDJN8Zt.jpg
Miệng hố thứ nhất được trực thăng tìm thấy. Nằm cách nó khoảng 30km là một miệng hố có đường kính 15m - Ảnh: Siberian Times, AP

Một video về miệng hố thứ nhất được tìm thấy ở Siberia - Nguồn: YouTube

Theo tờ Moscow Times, hố khổng lồ thứ hai được những người chăn tuần lộc tìm thấy ở vị trí cách hố thứ nhất khoảng 30km. Thông tin ban đầu cho biết nó có đường kính nhỏ hơn hố thứ nhất, chỉ khoảng 15m và chứa đầy tuyết.

Cả hai cái hố đều nằm trên tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu ở khu vực Yamal, nơi được gọi là “tận cùng thế giới”. Moscow Times nói dường như hai cái hố chỉ mới hình thành gần đây.

Tuy nhiên trang web Russia Behind the Headlines cho rằng thời điểm hình thành cái hố thứ hai có thể là vào tháng 9 năm ngoái, khi đó những người chăn tuần lộc kể họ nhìn thấy “một thiên thể rơi xuống và sau đó có ánh chớp lóe lên” ở khu vực nằm cách làng Antipayut 56 dặm.

Cả hai hố đều thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng lẫn giới khoa học, trong đó các video clip về hố thứ nhất đã thu hút hàng chục triệu lượt người xem, theo trang Russia & India Report ngày 27-7.

Phía cộng đồng mạng cho rằng các hố này là kết quả của vụ thử vũ khí bí mật, hoặc nổ thiên thạch, cũng có thể là “căn cứ” của người ngoài hành tinh… Giới khoa học cũng có nhiều ý kiến khác nhau về sự hình thành của hai hố.

Một số nhà khoa học nói đây có thể là sự khởi đầu của những thay đổi không thể đảo ngược trong khí hậu của hành tinh chúng ta. Cụ thể, hai hố hình thành là do sự phát thải của khí tự nhiên, mà điều này có thể do sự nóng lên toàn cầu gây ra.

Theo Moscow Times, các nhà khoa học Nga đã tiếp cận và nghiên cứu hố thứ nhất, và bước đầu kết luận hố xuất hiện rất có thể là kết quả của việc "gia tăng của áp lực quá mức" dưới lòng đất, và do thay đổi nhiệt độ. Tuy nhiên họ nói cần nghiên cứu thêm mới có câu trả lời chính xác.

ab3vX91j.jpg
Cận cảnh miệng hố thứ nhất - Ảnh: Siberian Times
N53YMpXE.jpg
Hố được cho là sâu 70m, và có hồ băng ở dưới đáy - Ảnh: Siberian Times
R9ErjeEe.jpg
Một nhà khoa học đang nghiên cứu tại miệng hố thứ nhất - Ảnh: Russia & India Report
TƯỜNG VY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên