Phóng to |
Hình ảnh các cột khí đem theo cát và bụi lên bề mặt sao Hỏa - Ảnh minh họa của họa sĩ vũ trụ Ron Miller |
Theo kết luận của nhà khoa học Phil Christensen (Trường ĐH bang Arizona, Mỹ) - người đã phân tích những hình ảnh chụp từ tàu thăm dò Odyssey của NASA - nhiều cột khí carbon dioxide được phun ra từ chỏm băng ở cực nam sao Hỏa khi nó ấm lên vào mỗi mùa xuân, rải cát và bụi đen lên bề mặt hành tinh trông như các mảng tối trên một bức tranh.
“Nếu bạn có mặt trên hành tinh này, bạn sẽ được đứng trên một phiến băng carbon dioxide”, ông nói.
Cũng theo Christensen, khí hình thành gần phiến băng này, tăng dần lên và vỡ tung qua các miệng phun ở những nơi địa chất yếu.
Nhiều năm qua, các nhà khoa học đã cố giải đáp về nguồn gốc của các chấm đen này, với chiều rộng lên đến 15-46m, và chỉ xuất hiện vào mùa xuân, kéo dài trong nhiều tháng và sau đó bắt đầu chu kỳ mới.
Các nhà khoa học từng cho rằng các chấm đen này là một phần của mặt đất lộ diện khi lớp băng biến mất. Tuy nhiên Christensen, bằng cách sử dụng camera của tàu thăm dò Odyssey, đã phát hiện các chấm đen này lạnh như băng carbon dioxide và cho rằng chúng là một lớp vật chất bao phủ băng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận