Phóng to |
Bản chế phong của vua Hàm Nghi |
Bản chế phong được lưu giữ tại gia đình dòng họ Võ Tá (137 đường Ông Ích Khiêm, phường Thuận Hòa) với lạc khoản có thông tin về niên đại là: Hàm Nghi nguyên niên, bát nguyệt, thập lục nhật (Hàm Nghi năm đầu, tháng tám, ngày mười sáu).
Vậy văn bản này ra đời năm 1885, theo các chuyên gia của Thư viện KHTH, căn cứ nội dung tờ chế có đoạn: “Tư nhĩ, Trước tác quyền Tá lý Hộ bộ Võ Khoa, văn học túc quan, tài khí khả thủ… Tư đặc thăng thụ: Phụng nghị đại phu, Hồng lô tự Thiếu khanh” (Kìa ngươi, Võ Khoa giữ chức Trước tác quyền Tá lý bộ Hộ, văn học đầy đủ, tài năng đáng khen... Nay đặc biệt thăng bổ cho ngươi giữ chức Phụng nghị đại phu, Hồng lô tự Thiếu khanh), bước đầu xác định tờ chế này được ban cho cụ Võ Khoa (còn đọc là Vũ Khoa).
Gia phả họ Võ Tá có ghi nhận về nhân vật Võ Khoa: sinh ngày 15 tháng 10 năm Ất Dậu, làm quan đến Tuần phủ Quảng Bình, Quảng Trị… Năm Hàm Nghi nguyên niên, sung Cơ mật Thừa biện hơn một tháng, Tá lý sự vụ bộ Hộ 5 tháng. Sau đó không theo vua Hàm Nghi xuất bôn nên được cử làm Khâm sai Nghệ An, thăng Hồng lô Tự khanh rồi lãnh chức Tuần phủ Hà Tĩnh… Niên hiệu Thành Thái thứ 3, ông 67 tuổi, bệnh được về quê hưu trí. Năm Thành Thái thứ 9 (Đinh Dậu), ngày mùng 9 tháng 2 ông mất.
Điều đáng lưu ý là thời điểm ban tờ Chế này: ngày 16 tháng 8 năm 1885.
Năm này, từ tháng 5 khi phái chủ chiến trong triều đình tấn công Pháp thất bại, vua Hàm Nghi đã theo Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường ra Quảng Trị. Đến tháng 7, vua Hàm Nghi lại phải ra Tân Sở, rồi ra vùng Tuyên Hóa, Quảng Bình để tiếp tục lánh nạn và ban hịch Cần vương để kêu gọi sĩ phu và nhân dân nổi dậy chống Pháp.
Như vậy, tờ Chế này ban ra trong lúc vua đang ở xa kinh đô, đang tổ chức kháng Pháp theo lời hịch Cần vương.
Thời điểm ra đời như vậy càng làm tăng tính chất đặc biệt cho tờ Chế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận