Nghệ sĩ Anh Kiệt - con trai soạn giả Trần Hà - giới thiệu quyển hồi ký của cha - Ảnh: L.Điền |
Vào giai đoạn hoàng kim của sân khấu cải lương miền Nam, tên tuổi soạn giả Trần Hà không xa lạ với giới mộ điệu qua các vở tuồng: Chấp cánh chim bằng, Khách sạn Hào Hoa, Bóng hồng sa mạc... xa hơn chút nữa là những vở: Nửa mảnh tim, Mái tóc người vợ trẻ, Liễu Chương Đài, Nữ chúa một đêm, Nạn con rơi...
Là người theo cách mạng từ thời chống Pháp, Trần Hà (tên thật là Nguyễn Văn Thiệt) từ quê nhà Sóc Trăng lên Sài Gòn vào năm 1954, từng viết một số truyện ngắn đăng các báo Tiến Thủ, Tiếng Chuông, Lẽ Sống, Bông Lúa... rồi từ ý kiến “viết tuồng cải lương, hát một đêm ít ra “nói” cho cả trăm người nghe, lợi lớn lắm” của người lãnh đạo trực tiếp mà ông bước sâu vào sự nghiệp soạn giả cải lương.
Ông gắn bó với nhiều đoàn hát, khởi từ đoàn Tân Hương Hoa đến đoàn Kim Chung sau này, rồi tham gia lập gánh Thăng Long Huỳnh Thái và có quan hệ với rất nhiều soạn giả, nghệ sĩ khác.
Đọc ông, lại gặp Thẩm Thúy Hằng ở những nét rất riêng, gặp nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà trong “phân khúc” cộng tác với các đoàn cải lương.
Đặc biệt là chương viết về nhóm soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng, chỉ xoay quanh câu chuyện nghệ sĩ soạn vở, dựng tuồng, sửa vở và diễn mà phản ánh được thế thái nhân tình và cả không khí chính trị thời đó, như vở tuồng Tần nương thất bị chính quyền cấm ngay từ đầu, mấy năm sau phải đổi tên thành Nỗi buồn con gái hát trên sân khấu Dạ Lý Hương...
Đọc hồi ký của soạn giả Trần Hà, ngoài một số chỗ thuộc về tư liệu văn học bị trích dẫn nhầm, điều thú vị là thấy lại bối cảnh văn nghệ miền Nam mà trung tâm là Sài Gòn hồi trước năm 1975.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận