TTCT - Tình trạng thiếu và thừa vaccine Covid-19 đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới. Một trong những lý do là sự thiếu công bằng trong phân bổ vaccine. Vaccine COVID-19. Ảnh: PAHO Thực tế đáng buồnLiên đoàn quốc tế các nhà sản xuất và hiệp hội dược phẩm (IFPMA: International Federation of Pharmaceutical Manufacturers & Associations) cho biết trong năm 2021 toàn thế giới đã sản xuất được 12 tỉ liều vaccine phòng chống Covid-19 và dự kiến đến giữa năm 2022, sản lượng vaccine Covid-19 sẽ tăng lên gấp đôi, 24 tỉ liều.Sau hơn một năm tiến hành chiến dịch tiêm chủng có thể nói là lớn nhất trong lịch sử thế giới, hơn 11,3 tỉ liều vaccine đã được tiêm chủng ở 184 quốc gia. Tốc độ tiêm gần đây nhất đạt 19,8 triệu liều/ngày. Ở Hoa Kỳ, đã tiêm 561 triệu liều vaccine. Theo World Map of Vaccinations, bình quân cứ mỗi 100 người dân trên thế giới đã được tiêm 144 liều. Trong lịch sử y học chưa bao giờ việc nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và sản xuất vaccine được tiến hành thần tốc như vậy. Và mỗi khi vaccine được phê duyệt khẩn cấp thì các nhà sản xuất vaccine cũng ngay lập tức nâng cao khả năng sản xuất với quy mô và tốc độ nhanh chưa từng thấy.Tuy nhiên, suốt hai năm đại dịch lan tràn vừa qua, các chính trị gia, các quan chức y tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của các quốc gia, các tổ chức vẫn không hết lo lắng về tình trạng mất công bằng trong phân phối và tiếp cận vaccine.Thực tế đáng buồn là việc nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới không được tiếp cận đầy đủ với vaccine. Tình hình dịch bệnh nói lên nhiều điều về sự phân bổ và hệ thống phân phối vaccine Covid-19 hơn là khả năng sản xuất vaccine Covid-19 trên thế giới.Trong năm đầu tiên tiêm chủng vaccine phòng chống Covid-19, ở các nước thu nhập cao, tỉ lệ người dân được tiêm chủng là 75-80%, trong khi ở các nước thu nhập thấp tỉ lệ là dưới 10%.Sự khác biệt này là thất bại lớn nhất về hợp tác quốc tế trong đại dịch SARS-CoV2. Tổng giám đốc WHO cho biết đến tháng 11-2021, khoảng 80% sản lượng vaccine được cung cấp cho các quốc gia thuộc nhóm G20 trong khi các nước thu nhập thấp chỉ có 0,6%.Thiếu công bằng về vaccine Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến mọi quốc gia về nguy cơ sinh ra các biến chủng vi rút mới trước khi thế giới đạt được và củng cố được miễn dịch cộng đồng. Mô hình phân phối vaccine trong thời gian qua dựa trên sự cạnh tranh về tài chính trong lúc nguồn cung hạn chế. Vì vậy các nước thu nhập cao sẽ được tiếp cận trước, các nước thu nhập thấp phải trông chờ vào cơ chế COVAX thông qua việc quyên góp.Em Marisol Gerardo, 9 tuổi, đang ngồi cạnh mẹ khi tiêm liều vaccine COVID-19 thứ hai của hãng Pfizer tại Durham, bang North Carolina, Mỹ, ngày 12-4-2022. Ảnh: Reuters Mạnh ai nấy làmThực tế quá trình nghiên cứu và phát triển vaccine trên thế giới trong hai năm vừa qua thực hiện theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, không được điều phối bởi một kế hoạch chung và các vaccine thành công không có được sự đánh giá, chứng nhận cơ bản, thống nhất và có uy tín. Mỗi quốc gia đều tự đặt ra tiêu chuẩn và tự công bố, không công nhận và hoài nghi lẫn nhau, không hợp tác và không chia sẻ thông tin để cùng nghiên cứu và phát triển vaccine . Điều này không những gây bất lợi cho quá trình nghiên cứu, phát triển vaccine trên toàn cầu, mà còn gây nên một loạt trở ngại nghiêm trọng và những phức tạp cho việc tiêm chủng, đánh giá hiệu quả của vaccine trên thực địa cũng như trong tương lai.Trái ngược với tình trạng thiếu hụt vaccine ở một số khu vực trên thế giới trong năm 2021, từ năm 2022 khả năng dư thừa vaccine COVID-19 là rất cao. Theo Công ty phân tích dữ liệu Airfinity, hơn 9 tỉ liều vaccine COVID-19 có thể được sản xuất trong năm 2022, song nhu cầu giảm còn 2,2 - 4,4 tỉ liều/năm kể từ năm 2023. Mới đây, Viện huyết thanh Ấn Độ đã ngừng sản xuất vaccine của Hãng AstraZeneca do nhu cầu nội địa giảm. Ngày 23-4, Reuters đưa tin Stephane Bancel, tổng giám đốc Tập đoàn Moderna, cho rằng năm 2022 thế giới sẽ đối mặt với dư thừa vaccine Covid-19. Sau khi giải quyết tình trạng thiếu vaccine trầm trọng trong năm ngoái, từ tháng 1-2022, Chương trình COVAX cho biết lượng vaccine dự trữ hiện nay đã vượt nhu cầu. COVAX đang thừa khoảng 300 triệu liều vaccine .Việc phân phối vaccine , mức độ hiệu quả và thái độ hoài nghi với vaccine là những thách thức chính trong quá trình triển khai tiêm vaccine ở những nơi như châu Phi.Do vậy cần suy nghĩ về quá trình phân phối vaccine trên thế giới để giảm thiểu tình trạng thiếu công bằng về tiếp cận vaccine cho nhân loại. “Các nhà sản xuất vaccine tiếp tục nghiên cứu phát minh các phiên bản vaccine mới, tiếp tục tăng sản lượng vaccine nhưng chúng tôi kêu gọi một sự cam kết mạnh mẽ và cấp thiết hơn về việc dỡ bỏ các rào cản liên quan đến sự phân phối bất bình đẳng làm cho người dân không tiếp cận được với vaccine” - Thomas Cueni, tổng giám đốc IFPMA, lên tiếng.Trong “Chiến lược tiêm chủng toàn cầu vaccine Covid-19 đến giữa năm 2022”, WHO đề ra mục tiêu 70% dân số thế giới được tiêm chủng vaccine Covid-19 giữa năm nay. Nhưng ngày càng rất ít yếu tố có thể kiểm soát như việc sản xuất, cung ứng vaccine và phụ thuộc vào việc tự nguyện quyên góp vaccine thông qua COVAX, việc tiếp cận vaccine không công bằng, không bền vững và thiếu hiệu quả, vì vậy sẽ khó đạt được mục tiêu đã được xác lập. Thay vì yêu cầu sự quyên góp tự nguyện, các quốc gia thu nhập thấp mong muốn được mua vaccine với giá cả hợp lý, gần với giá thành sản xuất và có cơ hội sản xuất được vaccine để bảo đảm có khả năng đối phó với dịch bệnh trong tương lai. Hợp tác quốc tế về chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine và chia sẻ bí quyết công nghệ có ý nghĩa quyết định.Theo trang thông tin điện tử Our World Data, đến ngày 25-4-2022, tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới là 510 triệu với 6,22 triệu ca tử vong. Nhờ có vaccine, tỉ lệ tử vong trong đại dịch Covid-19 thấp hơn nhiều nếu ta so sánh với đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 cách đây 1 thế kỷ, chỉ trong 2 năm 1918-1920 đã gây ra 500 triệu ca mắc bệnh với khoảng 50 triệu người tử vong (tỉ lệ 10%).Mặc dù, chỉ riêng vaccine không giải quyết được đại dịch nhưng việc tiếp cận toàn cầu với vaccine và thuốc là một trong những yếu tố quan trọng nhất để chống lại dịch bệnh. ■Việt Nam cần chuyển hướng nghiên cứu vaccineTheo WHO, thế giới có 185 loại vaccine đang thử nghiệm tiền lâm sàng để xác định độc tính, độ an toàn và tính sinh miễn dịch và 114 vaccine đang thử lâm sàng để xác định hiệu quả bảo vệ (khoảng 20 vaccine đã được cấp phép). 114 vaccine này đang được phát triển trên cơ sở 10 công nghệ khác nhau, trong đó 16 vaccine dựa trên công nghệ kinh điển virus bất hoạt (14%), 98 vaccine đang phát triển trên cơ sở các công nghệ mới.Các vaccine phát triển trên cơ sở các công nghệ khác nhau bao gồm:- Tiểu đơn vị protein (PS: Protein subunit): Nanocovax (Nanogen, Việt Nam)…- Vector virus, không nhân lên (VVnr, Vector Virus non replicating), Sputnik V (Nga), AZD 1222 (Anh)…- Acid desoxy nucleic (DNA)- Virus bất hoạt (IV: Inactivated Virus)- Acid ribonucleic (RNA: Ribonucleic Acid): Pfizer (Mỹ), Moderna (Mỹ)- Vector virus có nhân lên (VVr, Vector Virus replicating)- Tiểu phân giống virus (Virus Like Particle)- Vector virus sao chép + tế bào kháng thể (VVr + APC: Vector Virus replicating + Antigen Presenting Cell)- Virus sống giảm độc lực (LAV: Live Attenuated Virus): Vero Cell (Trung Quốc)- Vector virus không sao chép + tế bào kháng thể (VVnr + APC: Vector Virus non-replicating + Antigen Presenting Cell)Ở Việt Nam, ngay từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Chính phủ, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị, cơ quan nghiên cứu khoa học triển khai nghiên cứu vaccine phòng COVID-19. Đến nay đã có 3 vaccine ứng viên là Nanocovax, Covivac và ARCT-154 đang triển khai nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3. Trong bối cảnh Việt Nam đã triển khai chiến lược tiêm chủng vaccine đạt kết quả ấn tượng: trên 80% dân số đã được tiêm phòng vaccine Covid-19, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát và sự xuất hiện các biến chủng mới của SARS-CoV2, chiến lược nghiên cứu - phát triển để tiến tới sản xuất vaccine Covid-19 trong nước cần phải có những điều chỉnh thích hợp trước những biến chủng mới của virus SARS-CoV2 và sự bất định của thị trường vaccine phòng chống Covid-19.Cần xem xét chuyển hướng nghiên cứu vaccine Covid-19 để tiêm mũi tăng cường, mũi nhắc lại, vaccine dùng cho trẻ em, vaccine dạng tiêm và dạng xịt mũi có hiệu quả bảo vệ với biến chủng Omicron, các biến chủng và biến thể mới của SARS-CoV2, và vaccine dự phòng khi Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu trong tương lai. Tags: COVID-19Vắc xin covid-19COVAXPhân phối vắc xinSự công bằng
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Công bố Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 với nhiều nội dung mới TRỌNG NHÂN 23/12/2024 Ngoài tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp, năm 2025, báo Tuổi Trẻ tổ chức thêm ba ngày hội Tự tin vào lớp 10 tại TP.HCM và Hà Nội.
Ông Phan Văn Mãi: TP.HCM phải 'đá tiền đạo' khi đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình THẢO LÊ 23/12/2024 Ví như một đội bóng, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi xác định TP.HCM phải nằm trong đội hình chính và có vai trò đá tiền đạo.
Chi tiết các bảng lương viên chức năm 2025 THÀNH CHUNG 23/12/2024 Tuổi Trẻ Online giới thiệu với bạn đọc thông tin chi tiết toàn bộ bảng lương viên chức dự kiến được áp dụng từ năm 2025.
Tình báo Mossad tiết lộ toàn cảnh kế hoạch tinh vi kích nổ máy nhắn tin và bộ đàm của Hezbollah THANH HIỀN 23/12/2024 Hàng nghìn máy nhắn tin và bộ đàm của các thành viên lực lượng Hezbollah đã đồng loạt phát nổ tại Lebanon vào tháng 9 vừa qua. Vì sao?