Chỉ mới một cách giải quyết là đưa xe buýt sang làn của ôtô vẫn chưa đủ. Dòng người đi xe máy vẫn chen nhau đen kịt.
Cơ quan chức năng có lắng nghe nguyện vọng của người đi đường không? Sao chưa thay đổi để dân nhờ?
TTO tiếp tục đăng một số ý kiến mới nhất của bạn đọc về vấn đề dân sinh đang được đông đảo người dân quan tâm.
Phóng to |
Chiều 9-5, làn xe máy trên đường Trường Chinh vẫn kẹt cứng dù xe buýt đã được chuyển sang làn ôtô |
* Tôi nghĩ các cơ quan chức năng nên thay đổi việc phân luồng cho dân nhờ. Đừng máy móc và cứng nhắc. Việc ra một quyết định sai và thay đổi lại theo hướng đúng là chuyện bình thường. Sẽ bất bình thường nếu quyết định sai mà vẫn khư khư giữ, không thay đổi. Còn giữ quyết định sai thì còn gây thiệt hại cho dân.
* Các cơ quan chức năng hãy đặt mình vào dòng kẹt xe như trên rồi mới biết được nổi khổ của dân. Làm gì cũng phải nghĩ tới dân. Mong các cơ quan chức năng vào cuộc phân luồng lại tuyến đường để người dân đỡ khổ.
Tôi đã có dịp sang Mỹ một vài lần, tôi thấy nên chăng chúng ta hãy thử áp dụng phương pháp cổ điển mà ở Mỹ người ta hay dùng là sử dụng dải phân cách mềm, vào giờ cao điểm dải phân cách này sẽ được một xe đẩy (thiết kế riêng cho công việc này) đẩy dải phân cách dạt sang phía làn giao thông chiều ngược lại, nơi tập trung ít phương tiện giao thông. Điều này sẽ làm cho một bên đường rộng hơn và một bên hẹp hơn giúp cho các phương tiện lưu thông thông thoáng hơn. Nói chung giải pháp là linh động điều chỉnh dải phân cách mềm khi lưu lượng giao thông tăng đột biến. Thiết nghĩ việc làm này không khó, hi vọng các cơ quan công quyền nên nghiên cứu cho dân nhờ. |
* Làm dải phân cách tạm thời sử dụng một làn đường ôtô trong cùng cho xe gắn máy lưu thông là hết kẹt xe thôi. Xe gắn máy nhiều chỉ được sử dụng một làn đường, còn ôtô ít lại sử dụng 3 làn đường là không hợp lý.
* Để giải quyết kẹt xe đoạn đường từ Bà Quẹo đến An Sương, theo tôi nghĩ thế này các chú công an tham khảo thử xem có dùng được không.
Thứ 1: Khi ta không cho xe máy vào đường xe tải là đúng, nhưng ta xem lại thời gian đèn đỏ tại các ngã tư nhỏ (nên ưu tiên thời gian cho đường lớn nhiều hơn).
Thứ 2: Khoảng thời gian kẹt xe không nhiều, theo tôi buổi sáng nên cho hai tiếng giao thông tự do, buổi chiều hai tiếng giao thông tự do.
Mình thấy thành phố mình kẹt xe ai không xót, mỗi lần kẹt như vậy là chính mình đang đốt tiền của mình, nhìn xa hơn nếu chúng ta làm không tốt, không nhanh, không chính xác thì vô tình chúng ta đang góp phần làm đời sống của dân ngày càng xấu đi.
* Trước khi phân luồng thì xe lưu thông bình thường, nay phân luồng rồi thì kẹt xe dài dài không đi được. Vậy phân luồng có giúp giao thông được thông suốt theo đúng nghĩa của nó?
Trước đây đi làm chỉ bị kẹt xe ở đường Cộng Hòa, nay lại thêm đường Trường Chinh, thời gian đi làm kéo dài trên 50 phút, có hôm hơn 1 giờ trong khi thời gian thực tế chỉ cần 20 phút là đến nơi.
Thời gian trên cộng với vấn đề giá xăng cao ngất hiện nay việc phân luồng như vầy có thật sự phát huy hết tác dụng?
* Tôi nghĩ giải pháp dễ nhất cho vụ "khủng hoảng" này là dành toàn bộ làn ô tô hiện nay để xe máy đi, và ngược lại, ô tô sẽ chuyển sang đi làn xe máy hiện nay. Việc hoán đổi này sẽ giải quyết ngay vấn đề vì ai cũng biết là xe máy nhiều hơn ô tô.
* Theo tôi việc phân luồng trên là đúng, không nên để xe máy đi vào làn xe hơi vì sẽ còn xảy ra nhiều tai nạn thương tâm, xưa nay người dân ta quen việc lấn vào làn ôtô rồi nên giờ làm đúng luật thì lại tỏ ra khó chịu. Nhưng theo thực tế cho thấy số lượng xe máy di chuyển tại khu vực này đã tăng đột biến. Vì thế cần chuyển 1 làn xe hơi thành 1 làn xe máy, như vậy mới đủ sức để lưu thông và nên nhớ cần điều chỉnh thời gian đèn đỏ trên đoạn đường này thật ngắn, đừng để quá dài.
* TTO vẫn đang tiếp tục nhận ý kiến của bạn đọc về vụ việc này. Bạn có giải pháp gì cho việc phân luồng trên đường Trường Chinh? Theo bạn, có nên phân luồng lại hay không, và phân luồng lại như thế nào?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận