28/09/2017 14:33 GMT+7

Phân loại và cảnh báo trẻ em: nước ngoài làm từ lâu

NGỌC ĐÔNG
NGỌC ĐÔNG

TTO - Nhắc đến phân loại phim ảnh, người ta thường nghĩ đến việc dán nhãn các bộ phim chiếu rạp, nhưng nhiều nước trên thế giới cũng đã áp dụng việc phân loại chương trình tivi nhằm bảo vệ trẻ em trước những nội dung không phù hợp.

Phân loại và cảnh báo trẻ em: nước ngoài làm từ lâu - Ảnh 1.

Trẻ em xem TV nên có sự giám sát của người lớn - Ảnh: Getty Images

Tháng 10-2011, truyền hình GMA Network (Philippines) đưa tin Hội đồng đánh giá và phân loại phim và truyền hình (MTRCB) nước này đã sửa đổi bảng quy định phân loại các chương trình truyền hình phát sóng tại Philippines.

Hội đồng đánh giá và phân loại phim và truyền hình cho biết, việc sửa đổi này nhằm mục đích khuyến khích cha mẹ thận trọng và cảnh giác hơn đối với thói quen xem truyền hình của con cái.

Các chương trình chiếu trên truyền hình nước này sẽ được phân loại thành 4 nhóm, được ký hiệu là G, PG, SPG và X.

Theo đó, G là các chương trình dành cho mọi đối tượng khán giả bao gồm cả trẻ em, PG là các chương trình trẻ em nên xem với sự giám sát của cha mẹ, SPG khuyến khích cha mẹ cần cảnh giác hơn khi cho trẻ em loại chương trình này và X là loại bị cấm chiếu.

Các chương trình loại G sẽ được phát kèm biểu tượng có chữ G trên nền màu xanh lá, PG được hiển thị trong biểu tượng có màu xanh dương và SGP có màu đỏ.

Ngoài ra, trước khi chiếu, một clip ngắn thông báo về loại chương trình đó cũng sẽ được phát trong khoảng 10s.

Video quảng bá tiêu chuẩn phân loại chương trình TV của MTRCB

Thông tin từ Hiệp hội tiêu chuẩn phát sóng Canada (CBSC) - tổ chức do các đài tư nhân thành lập nhằm giải quyết các khiếu nại của khán thính giả, hệ thống phân loại dành cho các đài tiếng Anh và ngôn ngữ khác ngoài Anh và Pháp ở Canada được phát triển bởi Nhóm hành động về bạo lực trên truyền hình AGVOT từ giữa thập niên 90.

Hệ thống này sau đó được Ủy ban Truyền thanh - truyền hình và viễn thông Canada (CRTC) thông qua vào tháng 6 năm 1997 và được các đài áp dụng vào tháng 9 năm đó.

Ngay cả khi phát sóng một chương trình do nước ngoài sản xuất, các nhà đài ở Canada cũng phải tuân thủ theo các quy chuẩn phân loại của Canada.

Các chương trình được phân loại C (Children) dành cho trẻ em dưới 8 tuổi phải được cân nhắc kỹ lưỡng các nội dung có khả năng đe dọa đến cảm giác an toàn và tâm trạng của trẻ, và gần như không có cảnh bạo lực.

Ngoài ra còn có các mức phân loại khác nhằm cảnh báo lứa tuổi được xem chương trình như C8 cho trẻ em trên 8 tuổi, G cho mọi lứa tuổi, PG cho trẻ em xem với sự giám sát của cha mẹ, 14+ cho trẻ trên 14 tuổi, 18+ cho người trưởng thành…

Ở mỗi mức phân loại cũng sẽ quy định rõ mức độ ngôn ngữ được sử dụng, các nội dung về giới tình, tình dục, bạo lực sao cho phù hợp với lứa tuổi của khán giả.

Các chương trình sẽ được phát kèm biểu tượng màu trắng đen có ký tự phân loại ở bên góc trái màn hình trong khoảng 15-16s đầu, sau đó lặp lại tùy theo đội dài chương trình.

Truyền thông phải cảnh báo nội dung nếu không phù hợp với trẻ Giải trí 24h: Nên thêm hình thức xử phạt khi phân loại phim chiếu rạp ​Phân loại phim để phổ biến theo lứa tuổi

Dù bảng phân loại phản ánh các tiêu chuẩn chung cho sự phát triển của trẻ được đông đảo công chúng chấp nhận, CBSC cũng khuyến cáo phụ huynh cũng nên tự quyết định xem chương trình nào là thích hợp với con mình, và có thể khiếu nại nếu cảm thấy mức phân loại nào đó không đúng.

Trong khi đó, đài ABC của Mỹ phân loại bằng cách vận hành nhiều kênh khác nhau cho các đối tượng khán giả khác nhau, cụ thể như ABC và ABC2 phát các chương trình cho khán giả trưởng thành, còn ABC KIDS dành cho lứa tuổi mẫu giáo, còn ABC ME cho trẻ em lớn hơn.

Tương tự, ABC cũng phân loại các chương trình của mình thành G cho mọi lứa tuổi, PG cho trẻ em với sự giám sát của phụ huy, M và MA15+ cho khán giả từ 15 tuổi trở lên.

Biểu tượng của các loại chương trình này cũng sẽ được phát trước khi chiếu mỗi chương trình, đặc biệt, các chương trình M và MA15+ sẽ có thêm cảnh báo bằng audio và thông báo trên màn hình.

Tuy nhiên ABC không phân loại tin thời sự và các sự kiện thể thao.

NGỌC ĐÔNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên