Giáo sư Phạm Phụ phát biểu tại hội nghị lấy ý kiến về Luật giáo dục đại học năm 2011 - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Một giáo sư đáng kính, vừa có tâm vừa có tầm
Tin giáo sư Phạm Phụ - người sáng lập khoa quản lý công nghiệp Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) - đã qua đời tối qua 13-10, khiến nhiều thế hệ học trò của ông bùi ngùi rưng lệ.
Giáo sư Phạm Phụ đã có gần 60 năm kinh nghiệm giảng dạy bậc đại học, chuyên gia về thủy điện, nhưng chính ông lại là người sáng lập khoa quản lý công nghiệp Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM).
Những năm 1990, Trường đại học Bách khoa TP.HCM là một đại học thuần túy về kỹ thuật nên chưa từng có khoa "quản trị kinh doanh". Đến năm 1993, nhà trường thành lập khoa quản lý công nghiệp, mở chương trình thạc sĩ trước cử nhân, đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh thuộc loại sớm nhất ở Việt Nam.
"Vĩnh biệt thầy, người thầy mà tôi luôn yêu quý vì những kiến thức uyên bác. Thầy đã dạy tôi môn "kinh tế xây dựng" tại Trường đại học Bách khoa TP.HCM năm 1982. Cầu mong thầy an lạc nơi cõi vĩnh hằng".
Ý kiến bạn đọc Thoại Nguyễn
Ông là một trong những người đầu tiên kiến nghị xây dựng cơ chế hội đồng trường ở trường đại học, cần xem dịch vụ giáo dục đại học là loại "hàng hóa đặc biệt" và có sự can thiệp của Nhà nước.
Ông đã có trên 120 bài báo về giáo dục rất sâu sắc và được xã hội đánh giá cao vì đã khắc họa được khuôn mặt mới của giáo dục đại học nước nhà.
"Một giáo sư đáng kính, vừa có tâm vừa có tầm. Người đã giúp cho rất nhiều thế hệ sinh viên trẻ mới ra trường tìm cơ hội học tập nâng cao ở nước ngoài. Vĩnh biệt thầy" - bạn đọc Huỳnh Trung Lương viết.
Từng là sinh viên của ông, bạn đọc An viết: "Cuộc đời của ông đã có rất nhiều đóng góp cho đất nước. Mong ông yên nghỉ".
Bạn đọc Tran Thu viết: "Xin vĩnh biệt ông và chia buồn cùng gia đình. Ông là nhà khoa học giáo dục chân chính và đầy nhiệt huyết".
Ông N.V.Biên khẳng định cả ông và các con không ký hợp đồng bảo hiểm. Thời điểm đó người con tên Trang đang du học ở Úc - Ảnh: B.MAI
Bị giả chữ ký trên hợp đồng bảo hiểm, Manulife không thể vô can
Xung quanh câu chuyện khách hàng tố bị đại lý bảo hiểm tự ý giả chữ ký, nhiều bạn đọc cho rằng theo nguyên tắc xử lý hợp đồng vô hiệu, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả toàn bộ số phí bảo hiểm đã thu của khách hàng, khách hàng hoàn trả các khoản bồi thường đã nhận được trước đó.
Ngoài ra, có ý kiến cũng cho rằng doanh nghiệp bảo hiểm cần giám định chữ ký, vừa bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, vừa bảo đảm uy tín doanh nghiệp.
"Thực hư thì không biết bên nào sai, nhưng tôi thấy chuyên môn của tư vấn nhiều người cũng chưa đủ và thêm lòng tham trước hoa hồng quá cao khiến họ làm sai lệch khi phỏng vấn. Vấn đề hợp đồng đã được 3 năm mới phát hiện bệnh, thì có khả năng cao không phải lỗi từ khách hàng" - bạn đọc Trần Khương viết.
Về ý này, bạn đọc Thu Ha viết: "Không khác gì một trò lừa đảo, lợi dụng người dân mập mờ, tha hồ biến hóa, để khi phát sinh sự việc thì mới vỡ lẽ. Nói gì nói, công ty bảo hiểm phải đứng ra giải quyết, nếu không thì sẽ không còn uy tín".
"Tôi đã nghe rất nhiều trường hợp tương tự như vậy rồi, người bán muốn bán được hàng nên chỉ giải thích cái lợi, còn điều kiện phức tạp gì gì để được bảo hiểm chi trả thì chỉ nói mập mờ, qua loa" - bạn đọc Thu Ha viết.
Để tránh những trường hợp bị lừa đảo, quyền lợi không được giải quyết, bạn đọc Ton Anh đưa ra lời khuyên với những người mua bảo hiểm như sau: "Mua bảo hiểm là phải nhờ người có chuyên môn hỗ trợ thôi. Họ chơi từng con chữ khó mà biết được. Biết bao nhiêu người đã bị chuyện này. Khi mua thì họ nói ngon lành, ngọt như mía lùi, khi có chuyện thì họ lật từng con chữ để thoái thác trách nhiệm"...
Mô hình Khu công nghệ cao TP.HCM - Ảnh tư liệu TTO
Ủng hộ 'TP.HCM nên chuyển một số cụm công nghiệp sang địa phương khác'
Tại buổi làm việc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM với UBND TP.HCM chiều 13-10, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đã gợi ý TP.HCM đề xuất với những địa phương và có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, để chuyển dịch một số cụm công nghiệp đến địa phương cần và chuyển đổi công năng các khu này.
Ông Lê Minh Trí gợi ý: "TP.HCM nên mạnh dạn đề xuất với những địa phương và có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để chuyển dịch những cụm công nghiệp này đến những địa phương cần".
"Đồng thời đề xuất chính sách để chuyển đổi công năng các khu này nhằm phát triển thương mại dịch vụ. Như vậy giá trị gia tăng không chỉ cao hơn mà giải quyết được vấn đề quá tải hạ tầng, thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao".
"Đề xuất của ông Trí rất đúng, TP.HCM cần xem xét và triển khai" - bạn đọc Nguyễn Ngọc Sự viết.
TP.HCM nên tập trung vào kinh tế dịch vụ, đặc biệt là đề án Trung tâm tài chính quốc tế, còn các KCN cứ để các tỉnh khác lo. Các thành phố lớn trên thế giới không nơi nào phát triển theo kiểu "All in one" cả và TP.HCM cũng như vậy, không phải cái gì cũng ôm đồm".
Ý kiến bạn đọc Nghĩa
Phân tích sâu hơn, bạn đọc nick name Jkm thêm vào: "Ý kiến của ông Trí quá chuẩn luôn! TP.HCM, muốn là thành phố lớn ở khu vực, rồi dẫn đầu cả nước thì không thể ôm đồm theo kiểu cái gì cũng có. Hãy lựa chọn tiêu chí phát triển dịch vụ, ngành nghề xu thế phát triển, phù hợp vị trí địa lý và thế mạnh của TP. Ví dụ: trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, trung tâm đa dịch vụ, các ngành công nghiệp công nghệ cao - sạch, logistics...".
Học tập mô hình phát triển của những thành phố lớn, bạn đọc Nguyễn Quân bổ sung: "Hoàn toàn nhất trí với ý kiến của ông Trí. Thay vì phát triển đa ngành nghề như hiện nay thì TP cần xác định các ngành mũi nhọn để tập trung phát triển, san sẻ các ngành khác cho các tỉnh lân cận để tạo ra vùng kinh tế thành phố vệ tinh, vừa tạo động lực phát triển kinh tế khu vực vừa giải quyết được bài toán hạ tầng, dân số.
"Hãy nhớ rằng các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới họ đều xác định các ngành nghề chính, mũi nhọn để phát triển trước khi mở rộng sang các lĩnh vực khác. Tóm lại muốn nền kinh tế phát triển bền vững thì phải cùng nhau phát triển" - bạn đọc Nguyễn Quân viết.
Bạn quan tâm và muốn chia sẻ vấn đề gì? Theo bạn, trong trường hợp trên Công ty bảo hiểm Manulife giải quyết như thế nào cho thấu tình đạt lý?
Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... kính mời bạn gởi đến PHẢN HỒI TRONG NGÀY qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi ý kiến ở KHUNG BÊN DƯỚI.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận