Phóng to |
Phan Đăng Di đánh giá Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần 2 vừa qua được tổ chức thành công. Ảnh: Hollywood Reporter. |
Ngồi trong quán cà phê của khách sạn Daewoo, đạo diễn Phan Đăng Di trả lời các câu hỏi của phóng viên Hollywood Reporter Patrick Brzeski trong thời gian diễn ra Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2012.
Brzeski ghi nhận Di - một trong những tài năng trẻ hàng đầu của điện ảnh VN - khá bận rộn với những hoạt động như thảo luận, hội thảo, chiếu phim và cả các buổi tiệc chính thức trong khuôn khổ LHP quốc tế Hà Nội lần 2 (Haniff 2012).
Năm 2010 phim truyện đầu tay của Di Bi, đừng sợ! đã trở thành bộ phim đầu tiên của Việt Nam được chọn ra mắt trong Tuần lễ phê bình quốc tế của Liên hoan phim Cannes. Ở nước ngoài, năm 2012 phim đã được Acrobates Films và bán được chừng 10.000 vé cho đến thời điểm hiện tại. Phim cũng được chiếu lại trong khuôn khổ Haniff 2012 nhưng vẫn là phiên bản đã kiểm duyệt.
Phóng to |
Đạo diễn Phan Đăng Di. - Ảnh: Hollywood Reporter. |
* Ấn tượng của anh về Liên hoan phim quốc tế Hà Nội được tổ chức lần 2?
- Tổng thể, tôi nghĩ nó thành công. Như bạn đã biết, đây là một liên hoan phim mới ra đời và chúng tôi vẫn đang học hỏi, nhưng điều quan trọng là nó vẫn được tiếp tục duy trì. Liên hoan phim mang đến cho khán giả cơ hội để xem một số phim Việt Nam quan trọng được làm trong quá khứ cũng như hiện tại cùng với nhiều phim thú vị từ khắp nơi trên thế giới.
(Haniff Talent Campus) mà tôi tham gia cũng là một bước tiến quan trọng. Tham gia vào những hoạt động như Haniff Talent Campus là cách duy nhất giúp các nhà làm phim trẻ độc lập VN có thể thực hiện được bộ phim của họ và được thế giới biết đến. Trường hợp riêng của tôi là một ví dụ tốt. Tôi đã tham gia Pusan Promotion Plan năm 2007 và L'Atelier tại LHP Cannes năm 2008.
Trước khi tôi đi ra nước ngoài, tôi không bao giờ mơ rằng có ngày tôi sẽ có được hơn nửa triệu USD để sản xuất bộ phim đầu tay của mình. |
Tôi cũng cho rằng việc đưa Haniff Talent Campus như một trong những chương trình chính thức của Haniff năm nay cũng cho thấy chính phủ cuối cùng đã nhận ra đầu tư vào các nhà làm phim trẻ là cách duy nhất để phát triển nền điện ảnh VN như mong muốn. Đấy chính là một nguồn động viên cho các nhà làm phim như chúng tôi.
* Theo anh, những thách thức các nhà làm phim VN phải đối mặt với ngành công nghiệp điện ảnh trong nước?
Mùa hè này Di sẽ bắt tay sản xuất bộ phim truyện đầu tay của nữ đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp có tựa đề Đập cánh giữa không trung, một dự án đã nhận được hỗ trợ 50.000 euro từ Quỹ Điện ảnh thế giới của LHP Berlin và cũng vừa nhận được giải thưởng Tài năng mới do MPA (Hội Điện ảnh châu Á - Thái Bình Dương) trao tặng tại Trại sáng tác Haniff 2012. Di cũng cho biết anh đang chuẩn bị cho bộ phim truyện thứ hai của mình có tên Cha và con và…vào mùa thu năm tới. |
- Thật sự chỉ có hai cách để bạn làm được phim. Bạn có thể thử cơ hội với một vài hãng sản xuất phim tư nhân, trong đó hai hãng được biết đến nhiều nhất là BHD và Thiên Ngân Galaxy. Tuy nhiên các hãng phim tư nhân hiện giờ chỉ tập trung vào các phim thương mại trong đó phim hài, phim ma và kinh dị luôn được ưu tiên vì chúng sẽ luôn mang lại lợi nhuận nhanh chóng.
Hoặc bạn có thể nhận được tài trợ từ chính phủ, nhưng để được chính phủ tài trợ, kịch bản của bạn phải được sự chấp thuận của hội đồng duyệt nhiều lần và đôi khi những chủ đề hơi gai góc ít có cơ hội.
Ngay cả các bộ phim thương mại dù theo luật là không cần phải duyệt kịch bản, nhưng các nhà sản xuất vẫn trình lên để biết trước giới hạn mà họ có thể đạt tới nhằm tránh những vẫn đề có thể gặp phải khi duyệt phim sau này. Không nhà sản xuất nào muốn mạo hiểm đổ tiền vào một phim mà có thể không được chấp thuận cả. Điều đó rõ ràng cũng tạo áp lực lớn cho các nhà làm phim. Đối với một nhà làm phim như tôi, những người thích thú kể những câu chuyện mang màu sắc cá nhân và riêng tư thì các nguồn hỗ trợ và đầu tư quốc tế cũng là một giải pháp, dù khó khăn.
* Anh có quan tâm đến việc làm một bộ phim thương mại không nếu có một đề nghị về tài chính để làm việc đó?
- Không, và điều đó cũng không dễ (cười). Để làm một bộ phim thương mại thành công, tôi nghĩ rằng bạn cần một khả năng đặc biệt... Như tôi chẳng hạn, tôi thật sự không biết rõ lắm về cái mà khán giả số đông họ cần, tôi không biết mình có khả năng đó hay không. Tôi làm phim trước hết là cho mình, nên bây giờ giả sử có một hãng phim nào đó đưa tôi nhiều tiền rồi bảo tôi làm phim thương mại chắc tôi sẽ làm họ thất vọng đấy.
* Là một thành viên của điện ảnh VN, theo anh cần phải có những thay đổi nào để ngành công nghiệp điện ảnh VN tiếp tục phát triển và phát triển mạnh?
- Trước tiên, chúng tôi cần phải làm nhiều phim hơn. Hiện tại chỉ có khoảng 12-15 phim được sản xuất tại Việt Nam trong một năm, quá ít. Nhưng để làm nhiều phim hơn chúng tôi cần phải tạo ra một thị trường lớn hơn. Chỉ có khoảng 40-50 cụm rạp chiếu phim tiêu chuẩn ở Việt Nam (hầu như đều nằm hết ở Hà Nội và TP.HCM) cho một đất nước hơn 80 triệu người. Quá ít rạp chiếu phim bên ngoài các thành phố lớn, điều này có thể thay đổi và phải thay đổi.
Một điều quan trọng nhất đối với các nhà làm phim là khán giả Việt luôn luôn muốn xem những bộ phim Việt. Bằng chứng là bất cứ lúc nào các nhà làm phim VN làm được một phim thương mại chất lượng tốt, khán giả Việt đều sẵn sàng và háo hức đón xem (các kỷ lục doanh thu tại thị trường chiếu phim Việt đến nay vẫn do phim Việt Nam nắm giữ). Tất nhiên khán giả cũng yêu thích các bộ phim Hollywood, nhưng phim VN, những câu chuyện Việt vẫn làm họ thích thú. Đó vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các nhà làm phim VN.
* Sự thay đổi trong cách kiểm duyệt có phải là điều cần thiết? - Thật ra cách kiểm duyệt phim cũng đã có sự thay đổi theo hướng bớt khắt khe hơn so với quá khứ. Ngay cả so với các nước Đông Nam Á, chúng tôi đang tụt lại sau Thái Lan, Indonesia và Phillipines. Phim của các nước này đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các hạng mục quan trọng tại các liên hoan phim hàng đầu nhưng phim Việt thì chưa làm được điều đó. Những gì chúng tôi cần bây giờ là sự cởi mở, được hỗ trợ hơn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận