Theo nhiều bạn đọc, lễ hội lẽ ra là để ôn cố tri tân, là dịp để mọi người vui chơi. Tuy nhiên, với những gì mà dư luận phản ảnh ở lễ hội một số tỉnh phía Bắc vừa qua cho thấy những giá trị tích cực của lễ hội đang lu mờ.
Nhìn cảnh hiến tế động vật ghê rợn, cảnh thanh niên lao vào nhau tranh phết, cướp lộc dẫn đến xô xát đổ máu, rồi cảnh chen lấn, chửi bới nhau để giành lộc... quả thật là phản cảm!
Bạn đọc Minh Nhật Trương nhận xét: “Hàng rào sắt, lực lượng bảo vệ dày đặc, sự ngăn cản bất lực của cơ quan chức năng, sự van xin của người dân... cũng không ngăn cản được đám người quá khích. Họ quyết tâm cướp cho bằng được mang về. Quá ngao ngán!”.
Còn bạn đọc Nguyen Giang bổ sung: “Xem bài viết về các lễ hội sau tết ở ngoài Bắc mới thấy có nhiều vấn đề phải bàn: người dân thì bất lịch sự (thích chen ngang, ngại xếp hàng, giành giật); không hiểu gì về đạo đức, Phật học (thích cướp, ném tiền... để mua chuộc, hối lộ thần thánh); trình độ tổ chức yếu kém (năm nào cũng diễn ra hỗn loạn, dự tính được số người rất đông nhưng không có biện pháp đề phòng, sắp xếp”.
Ở góc độ người quan sát, một số bạn đọc cho rằng ngay cả cái tên của lễ hội có các từ “cướp, tranh, đoạt...” cũng đến lúc cần phải xem lại. Bạn đọc Trương Đình Phương viết: “” nghe đã thấy phản cảm về mặt tâm linh rồi! Có được may mắn cả năm không khi ta phải “cướp” của người khác? Là người trần mà ta còn không chấp nhận được thì các bậc thánh trần có chứng cho không?
Bạn đọc Lê Văn Lương đề nghị: “Quốc hội cần ra luật để quyết định về việc giữ một số ít lễ hội mang tầm văn hóa dân tộc của quốc gia, số còn lại phải bãi bỏ hết”. Tương tự, bạn đọc nick name Hunh Lam bổ sung: “Đề nghị các nhà quản lý cần mạnh tay dẹp bỏ những hủ tục lạc hậu để gạn lọc và giữ lại tinh túy của dân tộc, tránh tình trạng mượn cớ giữ lại “truyền thống” nhưng thật ra lại là tàn tích của sự bạo tàn. Chúng ta cần sáng suốt và nhìn nhận thật đúng vấn đề”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận